Đoàn công tác Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội làm việc tại BHXH tỉnh Gia Lai
29/04/2021 03:46 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chiều ngày 28/4, tại BHXH tỉnh Gia Lai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội do bà Lê Thị Nguyệt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc, khảo sát tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2020; tình hình thực hiện chi phí quản lý BHXH, BHTN giai đoạn 2019-2021.
Tham gia Đoàn có: Ông Đỗ Văn Sinh - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Về phía BHXH Việt Nam có Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Lê Hùng Sơn và Lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam. Về phía tỉnh Gia Lai có: Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ayun H’But; Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Đinh Duy Vượt; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.
Toàn cảnh buổi làm việc
Theo báo cáo đánh giá của BHXH tỉnh Gia Lai, năm 2020 do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, công tác phát triển số người tham gia và tăng thu, giảm nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của tỉnh hết sức khó khăn. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành, BHXH tỉnh Gia Lai đã nỗ lực triển khai đạt được những kết quả tích cực, tính đến hết năm 2020 toàn tỉnh có 90.941 người tham gia BHXH, tăng 6.997 người (8,33%) so với năm 2019, đạt 10,44% lực lượng lao động trong độ tuổi; trong đó tham gia BHXH bắt buộc có 77.987 người, giảm 0,69% so với năm 2019, tham gia BHXH tự nguyện có 12.954 người, tăng 2,3 lần so với năm 2019.
BHXH tỉnh đã rà soát 1.169 doanh nghiệp chưa tham gia BHXH bắt buộc với 9.796 lao động theo dữ liệu từ cơ quan Thuế, vận động được 172 đơn vị với 1.065 lao động tham gia, xác định 74 đơn vị không có lao động và có 82 đơn vị với 3.512 lao động đã tham gia BHXH tại Bộ Quốc phòng.
Một thực tế khó khăn của tỉnh thời gian qua đó là, số người tham gia BHXH bắt buộc giảm, lao động tăng mới chậm, nhiều doanh nghiệp di chuyển sau khi hoàn thành công trình, các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh, ứng dụng công nghệ trong quản lý, chăm sóc dẫn đến giảm 1.835 lao động; nguồn lao động của tỉnh thường di chuyển đến làm việc các khu công nghiệp lớn tại TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương… mặt khác chính sách hỗ trợ đóng BHXH cho người lao động thiểu số làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp theo Quyết định 42/2012/QĐ-TTg hỗ trợ cho 12 đơn vị với 2.041 người trong thời gian 05 năm hết hiệu lực, một số doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính nên thực hiện thanh lý hợp đồng đối với người đồng bào dân tộc thiểu số… cũng là những nguyên nhân dẫn đến giảm lao động tham gia BHXH tại tỉnh.
Bên cạnh đó, Gia Lai là một tỉnh miền núi, có diện tích tương đối rộng (đứng thứ 2 sau Nghệ An), có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn, song số lượng biên chế được giao để thực hiện nhiệm vụ của BHXH tỉnh ngày càng ít, hiện chỉ còn 283 người, bên cạnh đó, nhiệm vụ chuyên môn của ngành ngày càng lớn mặc dù đã có nhiều giải pháp như đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, ứng dụng CNTT … song áp lực vẫn rất lớn.
Đánh giá cao việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động trên địa bàn tỉnh, đại diện Hội đồng Nhân dân và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cũng đề nghị BHXH tỉnh Gia Lai tiếp tục tham mưu cấp trên cũng như phối hợp các cấp, các ngành, quan tâm thực hiện tốt chính sách, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Lê Hùng Sơn đánh giá cao sự chủ động trong tham mưu triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn của BHXH tỉnh. Về phía ngành, BHXH Việt Nam tiếp thu ý kiến, kiến nghị của các đơn vị, tiếp tục phối hợp các ngành để chỉ đạo triển khai tốt chính sách BHXH, BHYT, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người lao động và Nhân dân.
Kết luận tại buổi khảo sát, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Lê Thị Nguyệt ghi nhận, tiếp thu các ý kiến, đề xuất của tỉnh và sẽ tổng hợp trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét. Bà Nguyệt cũng đánh giá cao BHXH tỉnh Gia Lai trong việc thực hiện nhiệm vụ, chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn; đề nghị BHXH tỉnh Gia Lai tiếp thu, tổng hợp các ý kiến tham gia tại buổi khảo sát để đưa vào báo cáo. Thời gian tới, BHXH tỉnh cần khắc phục, triển khai các giải pháp để tăng thu, giảm nợ đọng, thực hiện tốt chính sách.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đề nghị HĐND tỉnh tiếp tục nghiên cứu để có cơ chế chính sách của địa phương hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT để tăng tỷ lệ người dân vào lưới an sinh xã hội, phấn đấu đạt các mục tiêu Nghị quyết 28-NQ/TW đề ra; ngành LĐ-TB&XH tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với BHXH tỉnh trong việc thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Thu Hà
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Công tác thanh tra kiểm tra ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo ...
Khối Thi đua số V: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?