Tạo điều kiện cho bệnh nhân HIV/AIDS tiếp cận với ARV
14/08/2017 04:41 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bên cạnh việc tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi nguồn lực điều trị HIV/AIDS sang Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT), Chính phủ cũng tạo mọi điều kiện để cho bệnh nhân HIV/AIDS có thẻ BHYT có thể tiếp cận với thuốc ARV.
Tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV.
Nhiều địa phương cân đối ngân sách để mua BHYT
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc đạt chỉ tiêu 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT, nhiều địa phương đã cân đối ngân sách để mua BHYT cấp cho người nhiễm HIV. Cục Phòng chống HIV/AIDS Bộ Y tế cũng đang rà soát nhu cầu BHYT cho người nhiễm HIV tại một số tỉnh khó khăn, để dùng nguồn kinh phí viện trợ quốc tế hỗ trợ trong thời gian đầu mới chuyển đổi nguồn lực.
Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 6/2017, cả nước có khoảng 82% cơ sở điều trị HIV thuộc bệnh viện và trung tâm y tế 2 chức năng; 43 cơ sở điều trị thuộc trung tâm y tế 1 chức năng tại 9 tỉnh/thành phố đã ký được hợp đồng với cơ quan BHXH.
Có 9/29 trung tâm phòng chống HIV ký được hợp đồng và 5/9 trung tâm đang cung cấp dịch vụ qua BHYT. Vẫn còn 20 tỉnh có cơ sở điều trị nằm trong trung tâm phòng chống HIV chưa thực hiện ký hợp đồng với cơ quan BHXH để khám chữa bệnh BHYT cho bệnh nhân HIV/AIDS…
Việc tháo gỡ khó khăn khi chuyển đổi nguồn lực điều trị HIV/AIDS sang quỹ BHYT đang được BHXH phối hợp với các cơ quan chức năng y tế thực hiện. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn quốc có khoảng 64% bệnh nhân HIV/AIDS đang tham gia sử dụng thẻ BHYT.
Hỗ trợ chi phí cùng chi trả đối với thuốc kháng HIV
Nhằm hạn chế số người nhiễm mới HIV và giúp những người nhiễm HIV có BHYT tiếp cận được với nguồn thuốc điều trị ARV một cách tốt nhất, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 28/2017/TT-BYT, bắt đầu có hiệu lực từ 15/8/2017, quy định về quản lý thuốc kháng HIV được mua sắm tập trung cấp quốc gia sử dụng nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT và hỗ trợ chi phí cùng chi trả đối với thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV có BHYT.
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, định kỳ hàng tháng, cơ sở y tế có trách nhiệm thống kê số lượng thuốc đã sử dụng tại cơ sở trong tháng đó; số lượng thuốc hiện đang tồn kho và hạn sử dụng của thuốc tồn kho để làm căn cứ điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
Trường hợp số lượng thuốc tồn kho thừa so với nhu cầu hoặc không đủ so với nhu cầu điều trị hoặc thuốc chỉ còn hạn sử dụng dưới 6 tháng: Cơ sở y tế có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị điều chỉnh thuốc về Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS). 10 ngày sau, nhà thầu trúng thầu có trách nhiệm điều phối thuốc kháng HIV theo yêu cầu của Bộ Y tế.
Trường hợp cơ sở y tế bị thiếu thuốc đột xuất do thiên tai, thảm họa, thay đổi phác đồ điều trị hoặc các tình huống bất khả kháng khác, cần báo ngay cho cơ quan chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh trong vòng 24 giờ. Sau một ngày, cơ quan chuyên trách này có trách nhiệm thực hiện điều phối thuốc từ cơ sở y tế khác trên địa bàn tỉnh đến cơ sở y tế yêu cầu và báo cáo với Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) để thực hiện việc cấp bổ sung thuốc cho các cơ sở y tế bị thiếu thuốc đột xuất…
Trường hợp thuốc mất mát, hư hỏng, hết hạn do cơ sở y tế hoặc nhà thầu gây ra thì cơ sở y tế và nhà thầu trúng thầu phải chịu trách nhiệm và không được thanh toán vào nguồn Quỹ BHYT.
Trường hợp thuốc kháng HIV tồn kho đã báo cáo Bộ Y tế để thực hiện điều phối nhưng không có cơ sở y tế tiếp nhận dẫn đến hết hạn sử dụng thì cơ sở y tế nơi có thuốc tồn kho phải chịu trách nhiệm và không được thanh toán vào nguồn Quỹ BHYT.
Thông tư cũng quy định về tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí thuốc kháng HIV, trong đó có quy định rõ Quỹ BHYT chỉ tạm ứng, thanh quyết toán chi phí thuốc kháng HIV sử dụng trực tiếp cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT.
Theo thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), tính đến tháng 5/2017, cả nước có 209.754 người nhiễm HIV còn sống sau khi đã rà soát, trong đó có 8.772 người trùng lặp hoặc không tìm thấy.
Trong 5 tháng đầu năm 2017, số trường hợp HIV dương tính mới phát hiện khoảng 3.546 ca, số tử vong khoảng 641 ca. So với cùng kỳ năm 2016, số nhiễm HIV mới giảm 11%, số bệnh nhân AIDS giảm 21%, số tử vong giảm 34%. Như vậy nhìn chung dịch HIV vẫn đang có xu hướng giảm ở 3 tiêu chí là số người nhiễm mới HIV, số người chuyển sang giai đoạn AIDS và số người tử vong do AIDS.
Theo Tiếng chuông
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Người dùng đã có thể đăng nhập Cổng Dịch vụ công BHXH Việt ...
Bản tin Audio số 39 - Tuần 4 tháng 11/2024
Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày ...
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?