Cần phải có chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững
25/06/2021 10:07 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tỷ lệ người từ đủ 60 tuổi trở lên được hưởng các chế độ BHXH, trợ giúp xã hội vẫn còn thấp; tỷ lệ dân số được hưởng trợ cấp xã hội mới khoảng 3%; mức trợ cấp xã hội tính theo GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 7%…
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội vừa tổ chức Hội nghị thẩm tra Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình MTQG giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025.
Tại Hội nghị, các thành viên Hội đồng Dân tộc và các chuyên gia đều ghi nhận những thành quả của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2016-2020, đã góp phần làm cho bộ mặt nông thôn được khởi sắc rõ rệt, hạ tầng kinh tế-xã hội được cải thiện, cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã phát huy hiệu quả, kinh tế nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn... Để 2 Chương trình thực sự hiệu quả, đến đúng đối tượng được thụ hưởng và đạt được những mục tiêu đề ra, thì trong giai đoạn 2021-2025 cần phải có những đề xuất, giải pháp thiết thực hơn.
Theo TS.Nguyễn Hải Hữu- Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam, trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về an sinh xã hội như: Tỷ lệ nhập học, tỷ lệ dân số biết chữ và số năm đi học bình quân của người dân cũng đã tăng lên đáng kể. Tỷ lệ người dân có thẻ BHYT và tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, KCB cũng ở mức cao. Việc bảo đảm việc làm cho NLĐ cũng đạt được kết quả rất ấn tượng, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp (dưới 3%). Đáng chú ý, trong nhiều năm qua, tỷ lệ lao động qua đào tạo đã tăng lên; song chất lượng lao động qua đào tạo còn hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tuy có tăng nhưng mức tăng chậm.
Cũng theo TS.Nguyễn Hữu Hải, các vấn đề về BHXH, trợ giúp xã hội, bảo vệ trẻ em và cai nghiện ma túy cũng đã được quan tâm đầu tư và được cải thiện nhưng không đáng kể thông qua các tiêu chí về tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT tự nguyện. Tỷ lệ người từ đủ 60 tuổi trở lên được hưởng các chế độ BHXH, trợ giúp xã hội còn thấp; tỷ lệ dân số được hưởng trợ cấp xã hội mới khoảng 3%; mức trợ cấp xã hội tính theo GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 7%... Các tiêu chí này so với các quốc gia trong khu vực và thế giới còn ở mức khá thấp. Tình trạng bạo lực xâm hại trẻ em vẫn diễn biến phức tạp; vấn đề già hóa dân số và các chính sách thích ứng với già hóa dân số chậm được nghiên cứu triển khai thực hiện. Vì vậy, cần phải có chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025.
Đồng quan điểm, ông Phan Văn Hùng- nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cũng cho rằng, cần thực hiện tốt giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, đặc biệt là ở khu vực đồng bào DTTS, miền núi, bãi ngang và hải đảo. Theo đó, cần đạt mục tiêu yêu cầu của tiêu chí số 9 và 11 trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2025 có 90% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 9 về nhà ở, 90% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 11 về hộ nghèo theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn; 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 9 về nhà ở, 50% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 11 về hộ nghèo theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao; 100% số người gặp khó khăn được hưởng hỗ trợ đột xuất.
Còn theo Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành, cần đặt 2 Chương trình trên bên cạnh Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 cho phù hợp, làm thế nào để 3 Chương trình cài xen nhau hiệu quả. Để đảm bảo cho các Chương trình MTQG được thực hiện hiệu quả, phải có sự giám sát chung cho cả 3 Chương trình, với việc tăng cường sự giám sát của người dân. Điều này cũng nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng có nguồn tiền hỗ trợ nhưng không thực hiện được.
Về Chương trình MTQG giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, cần lưu ý vấn đề an sinh xã hội, có thể tách đối tượng bảo trợ xã hội ra khỏi mục tiêu giảm nghèo để đảm bảo tính khả thi. Trong tiếp cận Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 cần phân cấp, giảm dần bao cấp từ Nhà nước, tập trung đào tạo nghề, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, đưa ra các khung chính sách để các địa phương có cơ sở thực hiện phù hợp với khả năng, nguồn lực hiện có.
“Chú trọng bổ sung nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, lưu ý đến giảm nghèo ở vùng miền núi. Đặc biệt, cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở vùng miền núi. Đối với thực hiện nông thôn kiểu mẫu, duy tu bảo dưỡng ở vùng nông thôn nên để cho địa phương quyết định”- ông Nguyễn Lâm Thành nhận định.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua cơ quan BHXH ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng CCVC, người lao ...
BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch công tác thông tin, truyền ...
Truyền thông chính sách BHXH, BHYT: Tích cực, chủ động đưa ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?