Đề xuất quy định mới về xác nhận liệt sĩ, thương binh
22/06/2021 09:13 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bộ LĐ-TB&XH đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết Pháp lệnh Ưu đãi người có công (NCC) với cách mạng.
Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (Pháp lệnh) được Ủy ban TVQH thông qua ngày 9/12/2020, thay thế Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021. Pháp lệnh lần này có nhiều nội dung mới về điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận NCC và quy định bổ sung các chế độ ưu đãi đối với NCC, thân nhân NCC.
Cụ thể, quy định chặt chẽ hơn điều kiện, tiêu chuẩn NCC khi xem xét xác nhận liệt sĩ, thương binh, bệnh binh; bổ sung quy định về việc xem xét xác nhận NCC đối với những trường hợp còn tồn đọng; quy định mở rộng về thời gian xem xét xác nhận đối với người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.
Bổ sung chế độ ưu đãi cho người có công. Ảnh: Internet.
Bổ sung một số chế độ ưu đãi đối với NCC và thân nhân NCC với cách mạng. Cụ thể: Bổ sung các chế độ ưu đãi đối với NCC với cách mạng về miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất đối với đất ở; chế độ ưu tiên giao hoặc thuê đất, ưu tiên giao, khoán bảo vệ và phát triển rừng; chế độ vay vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế; chế độ đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác; quy định trợ cấp một lần đối với thân nhân của một số diện đối tượng NCC đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi…
Theo dự thảo, Nghị định gồm 8 Chương với 204 Điều. Tại Chương 2, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất bổ sung Mục 12 quy định về xác nhận liệt sĩ, thương binh đối với người hy sinh, mất tích, bị thương trong chiến tranh (đối với những trường hợp còn tồn đọng).
Theo đó, đối tượng xác nhận liệt sĩ, thương binh đối với người hy sinh, mất tích, bị thương trong chiến tranh là người tham gia cách mạng hy sinh, bị thương, mất tích thuộc các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, Khoản 1, Điều 14 của Pháp lệnh và các Điểm a, b, c, d, đ, Khoản 1, Điều 23 của Pháp lệnh trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, làm nghĩa vụ quốc tế tại chiến trường C, K, tham gia chiến tranh biên giới phía Bắc, chiến tranh biên giới Tây Nam đến nay chưa được xác nhận là liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
Căn cứ xác nhận liệt sĩ trong trường hợp này được đề xuất như sau: Trường hợp còn giấy tờ có giá trị pháp lý được xác lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước liên quan đến trường hợp hy sinh (giấy báo tử trận, danh sách liệt sĩ lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hy sinh, trường hợp danh sách liệt sĩ không có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị tại thời điểm lập, ghi sổ thì Bộ LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn cụ thể); các giấy tờ, tài liệu khác có ghi nhận là liệt sĩ hoặc hy sinh trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, Khoản 1, Điều 14 của Pháp lệnh.
Trường hợp không còn giấy tờ liên quan đến trường hợp hy sinh, thì sử dụng một trong các căn cứ sau: Người hy sinh trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, Khoản 1, Điều 14 của Pháp lệnh đã được chính quyền và nhân dân suy tôn đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ địa phương nơi hy sinh, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31/12/1994 trở về trước; được ghi nhận là liệt sĩ trong Huân chương, Huy chương, Giấy chứng nhận đeo Huân chương, Giấy chứng nhận đeo Huy chương, Bảng vàng danh dự, Bảng gia đình vẻ vang, Lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên được cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định bằng văn bản và đã xuất bản; được ghi nhận liệt sĩ trong nhà bia ghi tên liệt sĩ.
Trường hợp mất tích theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, Khoản 1, Điều 14 của Pháp lệnh thì phải có phiếu xác minh ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng (Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh) hoặc Bộ Công an (Công an cấp tỉnh).
Trường hợp phức tạp thì Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh trực tiếp hoặc báo cáo, đề nghị cấp trên thành lập đoàn xác minh, kết luận rõ về đơn vị, trường hợp mất tích; có hay chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ, tiêu cực, vi phạm pháp luật.
Căn cứ xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được đề xuất như sau:
Căn cứ chứng minh quá trình tham gia cách mạng đối với người bị thương trong trường hợp sau: Người tham gia cách mạng sau đó tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước phải có một trong các giấy tờ sau: Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, quyết định phục viên/xuất ngũ/thôi việc, hồ sơ BHXH hoặc các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước. Người tham gia cách mạng sau đó không tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước nhưng đã được khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến hoặc đã được hưởng trợ cấp theo một trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào…
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua cơ quan BHXH ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng CCVC, người lao ...
BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch công tác thông tin, truyền ...
Truyền thông chính sách BHXH, BHYT: Tích cực, chủ động đưa ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?