Trẻ em dành 5-7 tiếng mỗi ngày vào mạng xã hội
24/08/2022 05:05 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 24/8, tại Hà Nội, Cục Báo chí (Bộ TT-TT) tổ chức Hội nghị tập huấn “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”.
Phát biểu khai mạc, ông Đặng Khắc Lợi- Phó Cục trưởng Cục Báo chí cho biết, Internet là một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại. Với internet, trẻ em có thể truy cập, tìm kiếm những điều bổ ích và mình thích. Tuy nhiên, song hành những tiện ích lành mạnh, lại là những tác động xấu, ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ. Vì vậy, để an toàn trên môi trường mạng, trẻ em cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng nhận biết cần và đủ để không lạc lối.
Hình minh họa (nguồn: Internet)
Theo thống kê của Cục Báo chí, từ ngày 1/1/2022 đến nay, các cơ quan báo chí đã có 145.130 tin bài phản ánh liên quan đến trẻ em. Số lượng này rất lớn, ngày nhiều nhất lên tới 1.186 tin bài (1/6/2022). Để thực hiện tuyên truyền hiệu quả và không vi phạm quyền của trẻ em, báo chí cũng cần được trang bị nhiều hơn nữa về kiến thức và chia sẻ các giá trị đạo đức cụ thể trong truyền thông, để bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.
Giới thiệu về Chương trình "Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng", bà Nguyễn Thị Nga- Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, theo khảo sát mới đây, trẻ em sử dụng mạng Internet ngày càng nhiều. Ngoài thời gian dành cho việc học, trung bình trẻ em thường sử dụng từ 5-7 tiếng/ngày vào mạng xã hội. Cùng với những mặt tích cực, thì việc này cũng kèm theo những mặt tiêu cực.
Thống kê từ Tổng đài Bảo vệ trẻ em 111, các cuộc gọi tư vấn, hỗ trợ liên quan đến không gian mạng tăng trong thời gian gần đây. Cụ thể: Năm 2021 có 422 cuộc gọi, trong 7 tháng đầu năm 2022 có 266 cuộc gọi; nhiều cuộc gọi liên quan đến đề nghị được tư vấn, hỗ trợ do bị xâm hại tình dục thông qua môi trường mạng...
Từ thực trạng trên, bà Nguyễn Thị Nga cho rằng, việc cấm đoán trẻ em không dùng Internet không còn phù hợp với bối cảnh hiện nay, mà cần có sự đồng hành của cha mẹ, nhà trường và cộng đồng trong bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, trong đó nâng cao kỹ năng khi dùng Internet được ví như là “vắc-xin số” giúp bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng.
“Khảo sát của Cục Trẻ em và một số tổ chức quốc tế cho thấy, hầu hết việc biết kỹ năng bảo vệ trẻ em trên mạng là do tự tìm hiểu trên mạng hoặc truyền tai nhau. Còn giáo dục bài bản gần như chưa có. Đâu đó tại nhà trường có thông tin thông qua môn Tin học nhưng chưa đầy đủ. Một số trường có tổ chức lớp ngoại khoá. Do đó, tiến tới, kỹ năng này sẽ sớm trang bị từ nhà trường để bao phủ rộng hơn”- bà Nga chia sẻ.
Tại Hội nghị, đại diện Cục Trẻ em và Cục ATTT (Bộ TT-TT) đã phổ biến quy định pháp luật liên quan đến an toàn thông tin, tài liệu hướng dẫn bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, nhất là Nghị định 53/2022/NĐ-CP mới ban hành liên quan đến việc gỡ bỏ thông tin không phù hợp, trong đó có liên quan đến trẻ em.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?