Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Tăng cường thanh tra, kiểm tra để phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng
31/10/2018 09:43 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tiếp theo chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, ngày 31/10, Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Chất lượng thuốc, y tế cơ sở, KCB tại phòng khám đa khoa khu vực, an toàn thực phẩm… là một số vấn đề mà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trả lời tại phiên chất vấn.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn.
Trả lời chất vấn của Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) về tình trạng mượn bằng cấp mở các tiệm thuốc tây, không thể kiểm soát được, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận, tình trạng này khá phổ biến.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hiện nay đã ban hành Luật Dược, nghị định và các thông tư về mở kinh doanh quầy thuốc cần theo các quy định, điều kiện hoạt động kinh doanh và giấy phép hoạt động. Mỗi bằng cấp về dược sỹ chỉ được sử dụng một nơi và chịu trách nhiệm ở nơi bán thuốc đó. Tuy nhiên, thực tế nhiều dược sỹ cho thuê bằng mà không thực hiện đúng ngay nơi bán thuốc và một bằng đó nhưng cho thuê vài nơi ở tỉnh khác. Nghị định 176/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính khá nặng nề, tước giấy phép điều kiện hoạt động. Hiện nay, y tế địa phương và Ủy ban nhân dân cấc cấp cũng định kỳ thanh tra đột xuất. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay tạo điều kiện kinh doanh cho nên khâu hậu kiểm nhiều hơn và tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành, xử phạt cũng khá nghiêm.
Về vấn đề bán thuốc không theo đơn, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ Y tế, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và han hành Đề án bán thuốc theo kê đơn và nối mạng thống nhất liên thông giữa các nhà thuốc, các cơ sở bán thuốc với cơ quan quản lý, với khách hàng để công khai minh bạch nguồn gốc thuốc, xuất xứ, giá cả và đã làm thí điểm ở 4 tỉnh, sắp tới sẽ nhân rộng ra 16 tỉnh và sẽ tiến tới thực hiện trên toàn quốc. Vấn đề này Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đang trực tiếp chỉ đạo và đã có sơ kết. Đây là góp ý rất quyết liệt của kỳ họp trước và Chính phủ cũng như Bộ Y tế đang quyết liệt vấn đề này, phấn đấu tiến tới bán thuốc theo đơn, kèm theo các thông tư quy định về kê đơn.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP Hồ Chí Minh) chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế về tình trạng kiểm soát chất lượng thuốc, đặc biệt tình hình thuốc giả và kém chất lượng chưa thấy có đánh giá cụ thể. Nhất là động thái của Bộ Y tế thể hiện tính quyết liệt của mình trong việc bịt lại những lỗ hổng, khe hở để thuốc giả này có thể tuồn vào thị trường và làm hại người dân, cũng như cơ chế sẽ tiến hành bồi thường thế nào cho người dân đã bị hại bởi thuốc giả này.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Trong thời gian qua, Luật Dược mới được ban hành; Nghị định 54 và một loạt các thông tư để quản lý về chất lượng, hạn chế thuốc giả, thuốc kém chất lượng cũng như là xử phạt đã được ban hành. Về vấn đề tiền kiểm đã xây dựng các tiêu chuẩn nhà máy GMP và kiểm tra định kỳ cũng như kiểm tra đột xuất. Về hậu kiểm, tăng cường hệ thống năng lực của các phòng thí nghiệm, các cơ quan kiểm nghiệm nhưng cũng rất khó khăn trong cơ sở vật chất và trang thiết bị, kiểm tra ngẫu nhiên, lấy mẫu hệ thống nhiều hơn để tăng cường phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Vấn đề công tác thanh kiểm tra, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban 389 quốc gia và Bộ Công an, với cơ quan điều tra và các lực lượng của địa phương để thanh tra, kiểm tra, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng và đặc biệt là kiểm tra 100% các hàng nhập khẩu từ các công ty nước ngoài đã có vi phạm.
Không những thế, sắp tới trong Luật Dược sẽ kiểm tra hồ sơ nhập khẩu, có những hồ sơ nghi ngờ phải đến tận nơi, nước sản xuất sản phẩm đó để kiểm tra. “Đề nghị các cơ quan điều tra phối hợp xử lý thật nghiêm, kể cả hành chính và hình sự các cá nhân, tổ chức vi phạm để làm gương để hạn chế bớt vấn đề này. Đây là một vấn nạn không phải Việt Nam mà trên thế giới, ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp. Chúng tôi rất hoan nghênh câu hỏi này và Bộ Y tế cũng đang có quyết liệt trong ban hành văn bản pháp luật” – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.
Vấn đề chất lượng an toàn BHYT, theo Bộ trưởng Tiến, Quốc hội đã có giám sát chuyên đề và sẽ báo cáo với đại biểu bằng văn bản.
Quang cảnh phiên chất vấn.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Xuân Hòa đoàn Lạng Sơn về y tế cơ sở, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, đây là vấn đề ngành Y tế đang tâm huyết, y tế cơ sở đang rất yếu và phải củng cố, tăng cường. Sắp tới, để thực hiện Nghị quyết Trung ương 20, 21 và Đề án 2348 của Chính phủ, ngành Y tế sẽ giải quyết một cách đồng bộ và tiến hành đổi mới toàn diện y tế cơ sở. Về tài chính cho y tế cơ sở Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, việc này đã được giải quyết trong Nghị định 146/2018/NDD-CP mà Thủ tướng mới ban hành. Ngành Y tế cũng đổi mới phân bổ cán bộ, đào tạo cán bộ, tổ chức hoạt động và cơ sở hạ tầng bằng làm mẫu 26 trạm y tế và sau đó nhân rộng ra toàn quốc. “Cùng với nỗ lực của toàn ngành phải đổi mới toàn diện và sắp tới ra một bộ mặt y tế cơ sở hoàn toàn khác với mô hình y học gia đình. Tiếp cận người dân và chăm sóc không chỉ lúc bị bệnh mà cái chính là chăm sóc sức khỏe về người dân để nâng cao chất lượng phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh, sàng lọc, kiểm tra bệnh cũng như nâng cao thể chất và chất lượng cuộc sống của người dân” – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.
Trả lời chất vấn của Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) về an toàn thực phẩm, Bộ trưởng Tiến nêu một số giải pháp về xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện.
Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì trong thời gian qua hệ thống này khá đồng bộ và hoàn thiện. Ngân hàng thế giới đã đánh giá rằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về an toàn thực phẩm đã tiếp cận phương thức quản trị tiên tiến, có nghĩa là quản lý các rủi ro dựa vào yếu tố nguy cơ, tăng cường hậu kiểm thay vì tiền kiểm, phân cấp cho địa phương.
Về tổ chức thực hiện, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: Bộ Y tế là đầu mối đã có sự phối hợp rất chặt chẽ liên ngành với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Công an, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông và các tổ chức như là Mặt trận Tổ quốc, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và các tổ chức khác để tạo nên một sự liên kết, một tổ chức liên ngành. Sau đó là phân cấp rất nhiều cho địa phương và các địa phương đã vào cuộc rất quyết liệt. Bộ Y tế cũng tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra. Kết quả là số thanh tra bị phát hiện ra sai phạm giảm nhiều, số vụ ngộ độc tập thể giảm và đặc biệt là tổng số mẫu kiểm tra với hệ thống tăng cường kiểm nghiệm trong cả nước, phòng thí điểm đạt ISO17025 tăng lên rất nhiều thì tỷ lệ các mẫu vi phạm cũng đã giảm.
PV
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Hà Nội công bố thanh tra 20 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, ...
BHXH Việt Nam thành lập Tổ tính toán cân đối quỹ BHXH, ...
BHXH Việt Nam tiếp nhận và xử lý cảnh báo chiến dịch tấn ...
Bắc Giang sớm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về BHXH, ...
Diễn tập ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin khu vực ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?