Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2026: Động lực cải thiện đời sống người lao động
18/07/2025 11:13 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bộ Nội vụ đang xây dựng Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo lần này là đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng, với thời điểm áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2026. Việc điều chỉnh này không chỉ nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, mà còn thể hiện sự chia sẻ hài hòa lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động trong bối cảnh kinh tế đang dần phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.
Theo nội dung dự thảo, mức lương tối thiểu tháng sẽ tăng bình quân 7,2% so với mức hiện hành. Cụ thể, vùng I dự kiến tăng lên 5.310.000 đồng/tháng, vùng II là 4.730.000 đồng/tháng, vùng III là 4.140.000 đồng/tháng và vùng IV là 3.700.000 đồng/tháng. Mức tăng này tương ứng với mức điều chỉnh từ 250.000 đồng đến 350.000 đồng/tháng tùy theo từng vùng. Về mức lương tối thiểu giờ, cũng được xác định theo phương pháp quy đổi từ lương tháng theo thời gian làm việc tiêu chuẩn, với mức lương tương ứng là 25.500 đồng/giờ ở vùng I, 22.700 đồng/giờ ở vùng II, 20.000 đồng/giờ ở vùng III và 17.800 đồng/giờ ở vùng IV. Đây là phương pháp đã được các chuyên gia Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) khuyến nghị và Việt Nam áp dụng ổn định từ năm 2022 đến nay. Dự thảo Nghị định nêu rõ thời điểm điều chỉnh được lựa chọn là ngày 01 tháng 01 năm 2026 để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch tài chính và sản xuất – kinh doanh. Đây cũng là thông lệ phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới và đã được Việt Nam thực hiện trong phần lớn các lần điều chỉnh lương tối thiểu từ năm 2000 đến nay.
Ngoài việc điều chỉnh mức lương, dự thảo còn quy định rõ nguyên tắc áp dụng lương tối thiểu theo địa bàn, căn cứ vào nơi hoạt động của người sử dụng lao động. Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh hoặc đơn vị hoạt động ở các địa phương khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo vùng tương ứng; riêng các khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên nhiều địa bàn thì sẽ áp dụng theo mức cao nhất trong các vùng. Những thay đổi về địa giới hành chính cấp xã, huyện từ sau ngày 01/7/2025 cũng được cập nhật trong danh mục vùng lương mới để đảm bảo tính thống nhất và thực tế khi áp dụng. Dự thảo cũng yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các quy chế nội bộ để điều chỉnh phù hợp với mức lương tối thiểu mới. Các quyền lợi của người lao động như tiền làm thêm giờ, làm ban đêm, bồi dưỡng bằng hiện vật… không được cắt giảm. Đặc biệt, nếu các thỏa thuận hiện hành đang có lợi hơn cho người lao động thì vẫn tiếp tục được duy trì, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác. Việc điều chỉnh lương tối thiểu lần này thể hiện nỗ lực của Chính phủ trong việc chăm lo đời sống người lao động, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động kế hoạch, thích ứng với bối cảnh mới. Đây không chỉ là chính sách kinh tế – xã hội quan trọng, mà còn là thông điệp về sự quan tâm, đồng hành của Nhà nước với lực lượng lao động – nền tảng cho sự phát triển bền vững của quốc gia./.
Thanh Hà
Chi tiết >>
Quy trình đăng ký nhận Trợ cấp hưu trí xã hội
Những điểm mới của chính sách BHXH tự nguyện theo ...
Hội nghị điển hình tiên tiến BHXH Việt Nam lần ...
Lịch tiếp công dân của Lãnh đạo BHXH Việt Nam tháng 7/2025
Vun đắp mầm xanh an sinh nơi vùng cao
Tiếp nối truyền thống Bộ đội Cụ Hồ trên “mặt trận” an sinh
Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu trực ...
BHXH Việt Nam phát động phong trào thi đua yêu nước giai ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?