BHXH tỉnh Vĩnh Phúc: Nhiều kết quả nổi bật trong công tác chuyển đổi số
25/10/2024 04:04 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực của chuyển đổi số, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện ở tất cả các lĩnh vực BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), đem lại những giá trị mới, tiện ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, được Nhân dân ghi nhận, hưởng ứng.
Người dân đăng ký nhận lương hưu hàng tháng qua tài khoản cá nhân ATM
Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về chuyển đổi số
BHXH tỉnh luôn xác định để chuyển đổi số thành công, trước hết cần chuyển đổi nhận thức, tư duy về cách sống, làm việc truyền thống của mỗi người đã được định hình. Con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và là động lực phát triển của chuyển đổi số. Do đó, BHXH tỉnh luôn chú trọng nâng cao nhận thức về chuyển đổi số tới toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị, như: cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo về nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, triển khai công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý khai thác, kết nối chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ của Đề án 06 thuộc chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh…Thường xuyên phối hợp truyền thông, cung cấp thông tin báo chí phản ánh các hoạt động của BHXH tỉnh, trong đó có nhiều nội dung, kết quả về chuyển đổi số, kết quả thực hiện Đề án 06, triển khai các nhóm dịch vụ công (DVC) liên thông, phát triển ứng dụng VssID - BHXH số trên các kênh truyền thông của BHXH tỉnh, các cơ quan phối hợp trên địa bàn,…Qua đó, nhận thức, ý thức, trách nhiệm của toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị, nhất là người đứng đầu các phòng nghiệp vụ, BHXH các huyện, thành phố và người dân trên địa bàn về công tác chuyển đổi số của BHXH tỉnh đã có nhiểu chuyển biến tích cực, thay đổi cả trong tư duy và hành động.
Triển khai toàn diện và đồng bộ
Với quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân, thời gian qua, song song với nỗ lực mở rộng lưới an sinh để ngày càng có nhiều người dân được đảm bảo cuộc sống và chăm sóc sức khoẻ từ các chính sách BHXH, BHYT, BHTN, BHXH tỉnh đã quyết liệt đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện trong mọi lĩnh vực nghiệp vụ, gắn với tăng chất lượng phục vụ và chỉ số hài lòng của người dân đối với chính sách BHXH, BHYT và đem lại rất nhiều lợi ích, tiện ích cho người tham gia, thụ hưởng chính sách, được người dân, doanh nghiệp ghi nhận, hưởng ứng.
Hiện nay, lý 100% quy trình nghiệp vụ của BHXH tỉnh được xử lý, giải quyết trên môi trường điện tử; 100% công chức, viên chức, người lao động trong toàn hệ thống BHXH tỉnh được định danh và cấp chữ ký số phục vụ quản lý, giải quyết các hoạt động nghiệp vụ; 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của BHXH tỉnh được thực hiện trên Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành điện tử - Eoffice; 100% văn bản trao đổi giữa các đơn vị được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng; 100% TTHC về BHXH, BHYT, BHTN đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Các dịch vụ công này được cung cấp trên nhiều nền tảng, hình thức như: Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam, Cổng dịch vụ công Quốc gia, Ứng dụng VssID, tổ chức IVAN, VNPOST...
Cùng với đó, BHXH tỉnh phối hợp chặt chẽ các cơ quan, ban, ngành chức năng tại địa phương, chủ động kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư với CSDL quốc gia về bảo hiểm. Đến nay, đã thực hiện xác thực được 1.112.578/1.138.130 thông tin người tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp với CSDL quốc gia về dân cư, đạt tỷ lệ đạt 97,75% người lao động đang tham gia BHXH, BHYT toàn tỉnh. Phối hợp với các ngành: Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp … để triển khai thực hiện nhóm thủ tục hành chính liên thông (Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi) qua dịch vụ công (DVC) trực tuyến và triển khai: sử dụng thẻ Căn cước công dân (CCCD) và ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNEID) phục vụ người dân đi khám chữa bệnh (KCB) BHYT. Qu đó, đã tạo nhiều thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục về BHXH, BHYT.
Bên cạnh đó, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc chủ động phối hợp Công an tỉnh triển khai thực hiện Quy trình phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; phối hợp chặt chẽ với Bưu điện, hệ thống các ngân hàng trên địa bàn tích cực tuyên truyền, động viên, khuyến khích những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng bằng tiền mặt chuyển sang hình thức nhận tiền chi trả qua tài khoản ngân hàng; hướng dẫn người hưởng về các tiện ích, thuận lợi khi lĩnh tiền qua tài khoản ngân hàng... Phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn vận động, tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ người lao động khi nghỉ hưu đăng ký hình thức nhận tiền chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; trực tiếp vận động, hướng dẫn người hưởng đăng ký nhận chế độ qua tài khoản ATM ngay khi đến nộp hồ sơ giải quyết các chế độ hoặc tại các kỳ giám sát chi trả. Đồng thời, BHXH tỉnh đẩy mạnh tuyên truyển, cài đặt ứng dụng VssID-BHXH số cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Đến nay BHXH tỉnh đã triển khai cài đặt, phê duyệt cho hơn 600 ngàn tài khoản, giúp cho người tham gia BHXH, BHYT tiếp cận thông tin, chế độ chính sáchmột cách nhanh chóng, kịp thời.
Người dân, đơn vị, doanh nghiệp được hưởng lợi
Có thể khẳng định, nỗ lực chuyển đổi số và nhất là những cố gắng thực hiện các nhiệm vụ Đề án 06 trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp khi tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, BHTN. Hiện nay, đã có 100% cơ sở y tế (180/180 đơn vị) triển khai KCB BHYT bằng căn cước công dân gắn chip; đảm bảo đáp ứng yêu cầu tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng số định danh cá nhân, căn cước công dân. Đến nay, toàn tỉnh đã có 1.072.144/1.348.663 lượt tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng số định danh cá nhân hoặc căn cước công dân thành công, phục vụ làm thủ tục KCB BHYT. Điều này đã tạo rất nhiều thuận lợi cho người dân trong làm các thủ tục KCB BHYT; không những thế còn giúp các cơ sở y tế giảm thời gian làm thủ tục KCB BHYT, giúp cho cơ quan BHXH tiết kiệm chi phí in ấn thẻ BHYT và chi phí quản lý hành chính; hơn thế, đây chính là cơ sở quan trọng phục vụ cho quá trình triển khai Sổ sức khỏe điện tử trong thời gian tới.
Với việc triển khai mạnh mẽ 25 dịch vụ công (DVC) thiết yếu của ngành BHXH trên môi trường số giúp cho người dân không cần đến trực tiếp cơ quan BHXH cũng có thể thực hiện các thủ tục như gia hạn thẻ BHYT, đăng ký đóng BHXH tự nguyện, đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai táng phí, đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi,…thông qua DVC, giúp người dân tiết kiệm được thời gian và công sức, góp phần tinh giản TTHC. Trong 10 tháng đầu năm 2024, BHXH tỉnh đã tiếp nhận và xử lý hơn 1.177 ngàn lượt hồ sơ, trong đó số lượng hồ sơ giao dịch điện tử là hơn 1.083 ngàn lượt, chiếm 91,05% tổng số hồ sơ tiếp nhận.
Bên cạnh đó, nhờ đẩy mạnh “số hóa” trong công tác chi trả, thanh toán các chế độ BHXH, BHTN, người thụ hưởng đã nhận được tiền trợ cấp nhanh chóng, chính xác và thuận lợi hơn rất nhiều. Các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, BHXH một lần được chi trả trực tiếp vào tài khoản của người thụ hưởng, giúp cho người lao động nhận tiền trực tiếp và nhanh chóng từ cơ quan BHXH mà không mất thời gian chi qua khâu trung gian là đơn vị sử dụng lao động như trước đây.
Đối với những người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản cá nhân, hàng tháng không phải trực tiếp đến các điểm chi trả, không phải mất thời gian chờ đợi mà được nhận các khoản tiền lương, trợ cấp hàng tháng ngay từ đầu tháng. Tính đến nay, 100% số người nhận trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức qua tài khoản cá nhân ATM; 96,81% số người nhận trợ cấp BHXH một lần qua tài khoản cá nhân ATM. Chi lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua ATM toàn tỉnh đạt 32,83% tổng số người thụ hưởng trong toàn tỉnh.
Bà Vũ Thị Nhàn, Khu Hành chính 3, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, được nhận lương hưu qua tài khoản ATM ngay từ khi nghỉ hưu. Bà cho biết: “Vợ chồng tôi đăng ký nhận lương qua tài khoản cá nhân ngay từ khi nghỉ hưởng lương hưu. Tôi thấy lĩnh chế độ qua tài khoản ngân hàng rất tiện ích, vừa nhanh, vừa an toàn, mà lại không phải mất thời gian đi đến các điểm chi trả”. Với lựa chọn nhận tiền qua tài khoản cá nhân, vợ chồng bà Nhàn đều nhận được lương hưu ngay từ ngày mùng 2 hàng tháng.
Ứng dụng VssID-BHXH số của ngành BHXH Việt Nam với nhiều tiện ích đã giúp cho người dùng dễ dàng tra cứu các thông tin về quá trình đóng - hưởng BHXH, BHYT, BHTN của chính bản thân họ; đồng thời được chỉ dẫn, hướng dẫn thực hiện một số giao dịch về BHXH, BHYT, BHTN ngay trên ứng dụng một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất mà không cần đến cơ quan BHXH. Đặc biệt từ việc triển khai tốt các nhóm thủ tục hành chính liên thông về dữ liệu khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử đã giúp cho người dân thực hiện thủ tục một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn và có thể nhận kết quả tại nhà khi có yêu cầu; đồng thời, giảm tải được công việc, gánh nặng cho cơ quan chức năng.
Ông L.T.G, sinh năm 1981 (Hội Hợp, Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đến Trung tâm Y tế thành phố Vĩnh Yên khám sức khỏe để làm thủ tục đổi Giấy phép lái xe (GPLX). Sau khi có kết quả khám sức khỏe đủ điều kiện lái xe, ông được kết luận sức khỏe, hỗ trợ thực hiện đổi GPLX ngay tại bệnh viện. Ông L.T.G chia sẻ, khi đến bệnh viện làm thủ tục quy trình rất nhanh gọn, tiện lợi, được các nhân viên hướng dẫn tận tình, chỉ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ từ khám sức khỏe cho đến làm thủ tục đổi GPLX, tôi đã nhận được giấy hẹn và được hướng dẫn để nhận GPLX tại nhà, thay vì phải đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh như trước đây.
Theo số liệu báo cáo, từ khi triển khai đến nay, tại các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh đã cấp được 66.339 giấy khám sức khỏe lái xe, 82 giấy báo tử, 28.283 giấy chứng sinh; đồng thời để đảm bảo kịp thời, đầy đủ quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT nhất là quyền lợi trong khám chữa bệnh của người tham gia.
Từ những kết quả đó, có thể khẳng định rằng những kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 của BHXH tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua đã không chỉ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân mà còn tăng cường hiệu quả quản lý của đơn vị. Qua đó, góp phần xây dựng ngành BHXH Việt Nam nói chung và BHXH tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng hiện đại, chuyên nghiệp, vì sự hài lòng của người dân, doang nghiệp theo đúng tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã đề ra. Đây cũng là tiền đề và động lực để tập thể cán bộ, công chức, viên chức người lao động BHXH tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao trong thời gian tới./.
Hương Lan (BHXH tỉnh Vĩnh Phúc)
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH TP Hà Nội đẩy mạnh 5 nhóm tiện ích trong cải cách thủ ...
Toàn Ngành BHXH Việt Nam hoàn thành vượt nhiều chỉ tiêu, kế ...
Phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin “Giám định bảo ...
BHXH Việt Nam: Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông ...
Bản tin Audio số 44 - Tuần 5 tháng 12/2024
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?