COVID-19

Không nên tự ý dùng các thuốc kháng virus điều trị Covid-19

23/02/2022 06:42 PM


Thông tin về việc Bộ Y tế đã cấp phép cho thuốc có hoạt chất Monulpiravir trong thời hạn 3 năm, đã giúp người mắc Covid-19 mức độ nhẹ và vừa ở nước ta có thêm cơ hội lựa chọn thuốc điều trị. Dự kiến giá bán một hộp thuốc sản xuất trong nước chỉ dưới 300.000 đồng, thấp hơn nhiều so với giá thuốc trôi nổi trên thị trường...

Trước tình hình F0 tiếp tục gia tăng, nhiều người đã tìm mua thuốc Molnupiravir của Nga, Trung Quốc… được giới thiệu là hàng xách tay hoặc nhập lậu với giá lên đến hàng triệu đồng/hộp. Thậm chí, nhiều người còn lùng mua với bất kỳ giá nào, nhưng cũng không tìm được thuốc kháng virus điều trị Covid-19. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc kháng virus không rõ nguồn gốc để điều trị Covid-19 tiềm ẩn nhiều nguy cơ “tiền mất tật mang”, ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ người dùng. Hơn nữa, do thông tin lan truyền trên mạng xã hội rất khác nhau và không được kiểm chứng, nên rất nhiều người hoang mang về việc uống Molnupiravir sẽ gây tác dụng phụ nặng, rất mệt, thậm chí yếu sinh lý…

Hình minh họa (nguồn: Internet)

Hiện tại, thuốc kháng virus được sử dụng trong phác đồ điều trị Covid-19 tại Việt Nam mới chỉ có 3 loại: Molnupiravir, Favipiravir, Remdesivir... Các thuốc kháng virus điều trị Covid-19 đều là những thuốc mới được nghiên cứu. Vì vậy, các đặc tính của thuốc cũng như các tác dụng và độc tính vẫn cần tiếp tục theo dõi, nghiên cứu tiếp. Những trường hợp mắc Covid-19 cần được theo dõi chặt chẽ để có sự hướng dẫn tốt nhất về cách dùng thuốc và các biện pháp hỗ trợ. Người dân không tự ý tìm mua các loại thuốc về dùng khi không có chỉ định của bác sĩ. Với những bệnh nhân là F0 nếu không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, thì không cần phải dùng các thuốc kháng virus.

Virus, còn gọi là siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, có tính ký sinh nội bào bắt buộc. Chúng chỉ có thể sinh sản bằng cách xâm chiếm tế bào khác, vì chúng thiếu bộ máy di truyền để tự sinh sản. Virus là loài vi sinh vật nhỏ nhất, kích thước điển hình từ 0,02 đến 0,3μm, mặc dù gần đây đã phát hiện ra một số virus “rất lớn”, kích thước dài đến 1μm (Megavirus, Pandoravirus). Virus chỉ nhân lên hoàn toàn trong tế bào sống của vật chủ (vi khuẩn, thực vật, hoặc động vật). Cấu tạo của virus bao gồm lớp vỏ bên ngoài là Protein hoặc đôi khi là Lipit, lõi nhân là RNA hoặc DNA, và đôi khi là các Enzyme cần thiết cho bước đầu tiên nhân lên của virus.

Sau khi xâm nhập được vào cơ thể, tế bào virus sẽ sao chép và nhân lên một cách nhanh chóng trong cơ thể người, từ đó gây ra các triệu chứng bệnh. Các loại thuốc kháng virus hoạt động bằng cách làm gián đoạn quá trình này. Ví dụ như Remdesivir hoạt động bằng cách ức chế một loại Enzyme mà virus cần nó để sao chép khi nhân bản. Còn thuốc Molnupiravir lại hoạt động thông qua sự “đánh lừa”. Tức là, trong khi các tế bào bị virus xâm nhập xây dựng những chuỗi virus RNA, thì Molnupiravir sẽ thay thế một số phần cần thiết trong quá trình đó. Những phần tử “giả mạo” này tiếp tục đột biến trong virus mới sao chép, khiến virus gây bệnh Covid-19 không nhân bản được.

Tất cả các loại thuốc kháng virus đều giống nhau ở chỗ chúng đều ngăn chặn sự nhân lên của virus, nhưng chúng làm việc đó theo những cách khác nhau. Nếu virus không thể tự nhân lên, thì hệ miễn dịch của con người chúng ta sẽ chế ngự nó dễ dàng. Thuốc kháng virus tùy theo bản chất và đặc tính sinh hoá mà tác dụng đến các giai đoạn nhân bản của virus. Nó có thể làm xói mòn sự gắn kết hạt virus với màng tế bào chủ hoặc không gắn với các Axit Nucleic của virus làm cho virus không sinh sôi được. Nó cũng có thể ức chế thụ thể tế bào hoặc yếu tố cần thiết để nhân bản virus, chặn các Enzim và Protein được mã hoá cụ thể sản xuất trong các tế bào chủ và là những yếu tố cần thiết cho sự nhân lên của virus.

Tuy nhiên, trong suốt quá trình tác dụng này, đôi khi thuốc kháng virus cũng gây ra những hệ luỵ đối với sự trao đổi chất của tế bào chủ. Chính vì vậy, cũng như bất kỳ một loại thuốc nào khác, các thuốc kháng virus đều có thể gây tác dụng phụ lên trên bệnh nhân. Chẳng hạn như đối với Molnupiravir, do thuốc hoạt động bằng cách đưa các đột biến gene vào trong virus RNA, nên rất có thể nó cũng đưa luôn các đột biến vào trong DNA của tế bào. Điều này có thể khiến trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Do đó, thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai.

Hình minh họa (nguồn: Internet)

Dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ Molnupiravir, không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng. Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi, vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn của trẻ em và thanh thiếu niên. Nam giới và nữ giới trong giai đoạn sinh sản đều được hướng dẫn các biện pháp tránh thai khi uống thuốc và ít nhất 4 ngày sau khi ngừng thuốc Molnupiravir.

Việc dư luận lan truyền về tác dụng có hại của thuốc Molnupiravir ảnh hưởng đến sinh lý của người dùng chính là xuất phát từ nguyên nhân nói trên. Riêng đối với nam giới, Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ, nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Để hạn chế tác dụng phụ và tránh những phản ứng có hại về sau, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng virus để điều trị Covid-19 cho các F0 ở nhà nếu chưa có lời khuyên và chỉ định của thầy thuốc. Việc sử dụng các thuốc kháng virus nói chung và thuốc kháng virus SARS-CoV-2 nói riêng cần phải tuyệt đối tuân thủ về liều lượng, cách dùng và chỉ dùng khi cần thiết. Tránh tâm lý quá lo lắng về đại dịch mà dùng thuốc mua trôi nổi trên thị trường gây ra những hệ luỵ không tốt cho người sử dụng.

Trước tình hình F0 tiếp tục gia tăng, nhiều người đã tìm mua thuốc Molnupiravir của Nga, Trung Quốc… được giới thiệu là hàng xách tay hoặc nhập lậu với giá lên đến hàng triệu đồng/hộp. Thậm chí, nhiều người còn lùng mua với bất kỳ giá nào, nhưng cũng không tìm được thuốc kháng virus điều trị Covid-19. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc kháng virus không rõ nguồn gốc để điều trị Covid-19 tiềm ẩn nhiều nguy cơ “tiền mất tật mang”, ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ người dùng. Hơn nữa, do thông tin lan truyền trên mạng xã hội rất khác nhau và không được kiểm chứng, nên rất nhiều người hoang mang về việc uống Molnupiravir sẽ gây tác dụng phụ nặng, rất mệt, thậm chí yếu sinh lý…

Nghiên cứu sản xuất thuốc điều trị Covid-19 tại Việt Nam (nguồn: Internet)

Hiện tại, thuốc kháng virus được sử dụng trong phác đồ điều trị Covid-19 tại Việt Nam mới chỉ có 3 loại: Molnupiravir, Favipiravir, Remdesivir... Các thuốc kháng virus điều trị Covid-19 đều là những thuốc mới được nghiên cứu. Vì vậy, các đặc tính của thuốc cũng như các tác dụng và độc tính vẫn cần tiếp tục theo dõi, nghiên cứu tiếp. Những trường hợp mắc Covid-19 cần được theo dõi chặt chẽ để có sự hướng dẫn tốt nhất về cách dùng thuốc và các biện pháp hỗ trợ. Người dân không tự ý tìm mua các loại thuốc về dùng khi không có chỉ định của bác sĩ. Với những bệnh nhân là F0 nếu không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, thì không cần phải dùng các thuốc kháng virus.

Virus, còn gọi là siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, có tính ký sinh nội bào bắt buộc. Chúng chỉ có thể sinh sản bằng cách xâm chiếm tế bào khác, vì chúng thiếu bộ máy di truyền để tự sinh sản. Virus là loài vi sinh vật nhỏ nhất, kích thước điển hình từ 0,02 đến 0,3μm, mặc dù gần đây đã phát hiện ra một số virus “rất lớn”, kích thước dài đến 1μm (Megavirus, Pandoravirus). Virus chỉ nhân lên hoàn toàn trong tế bào sống của vật chủ (vi khuẩn, thực vật, hoặc động vật). Cấu tạo của virus bao gồm lớp vỏ bên ngoài là Protein hoặc đôi khi là Lipit, lõi nhân là RNA hoặc DNA, và đôi khi là các Enzyme cần thiết cho bước đầu tiên nhân lên của virus.

Sau khi xâm nhập được vào cơ thể, tế bào virus sẽ sao chép và nhân lên một cách nhanh chóng trong cơ thể người, từ đó gây ra các triệu chứng bệnh. Các loại thuốc kháng virus hoạt động bằng cách làm gián đoạn quá trình này. Ví dụ như Remdesivir hoạt động bằng cách ức chế một loại Enzyme mà virus cần nó để sao chép khi nhân bản. Còn thuốc Molnupiravir lại hoạt động thông qua sự “đánh lừa”. Tức là, trong khi các tế bào bị virus xâm nhập xây dựng những chuỗi virus RNA, thì Molnupiravir sẽ thay thế một số phần cần thiết trong quá trình đó. Những phần tử “giả mạo” này tiếp tục đột biến trong virus mới sao chép, khiến virus gây bệnh Covid-19 không nhân bản được.

Tất cả các loại thuốc kháng virus đều giống nhau ở chỗ chúng đều ngăn chặn sự nhân lên của virus, nhưng chúng làm việc đó theo những cách khác nhau. Nếu virus không thể tự nhân lên, thì hệ miễn dịch của con người chúng ta sẽ chế ngự nó dễ dàng. Thuốc kháng virus tùy theo bản chất và đặc tính sinh hoá mà tác dụng đến các giai đoạn nhân bản của virus. Nó có thể làm xói mòn sự gắn kết hạt virus với màng tế bào chủ hoặc không gắn với các Axit Nucleic của virus làm cho virus không sinh sôi được. Nó cũng có thể ức chế thụ thể tế bào hoặc yếu tố cần thiết để nhân bản virus, chặn các Enzim và Protein được mã hoá cụ thể sản xuất trong các tế bào chủ và là những yếu tố cần thiết cho sự nhân lên của virus.

Hình minh họa (nguồn: Internet)

Tuy nhiên, trong suốt quá trình tác dụng này, đôi khi thuốc kháng virus cũng gây ra những hệ luỵ đối với sự trao đổi chất của tế bào chủ. Chính vì vậy, cũng như bất kỳ một loại thuốc nào khác, các thuốc kháng virus đều có thể gây tác dụng phụ lên trên bệnh nhân. Chẳng hạn như đối với Molnupiravir, do thuốc hoạt động bằng cách đưa các đột biến gene vào trong virus RNA, nên rất có thể nó cũng đưa luôn các đột biến vào trong DNA của tế bào. Điều này có thể khiến trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Do đó, thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai.

Dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ Molnupiravir, không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng. Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi, vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn của trẻ em và thanh thiếu niên. Nam giới và nữ giới trong giai đoạn sinh sản đều được hướng dẫn các biện pháp tránh thai khi uống thuốc và ít nhất 4 ngày sau khi ngừng thuốc Molnupiravir.

Việc dư luận lan truyền về tác dụng có hại của thuốc Molnupiravir ảnh hưởng đến sinh lý của người dùng chính là xuất phát từ nguyên nhân nói trên. Riêng đối với nam giới, Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ, nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Để hạn chế tác dụng phụ và tránh những phản ứng có hại về sau, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng virus để điều trị Covid-19 cho các F0 ở nhà nếu chưa có lời khuyên và chỉ định của thầy thuốc. Việc sử dụng các thuốc kháng virus nói chung và thuốc kháng virus SARS-CoV-2 nói riêng cần phải tuyệt đối tuân thủ về liều lượng, cách dùng và chỉ dùng khi cần thiết. Tránh tâm lý quá lo lắng về đại dịch mà dùng thuốc mua trôi nổi trên thị trường gây ra những hệ luỵ không tốt cho người sử dụng.

PV