Việt Nam: Tấm gương tích cực trong khu vực và toàn cầu về giảm thiểu lao động trẻ em

29/01/2025 06:50 PM


Đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong giảm thiểu lao động trẻ em, bà Ingrid Christensen- Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam nhận xét, các chính sách chủ động của Việt Nam đã góp phần giảm lao động trẻ em, tạo ra một tấm gương tích cực trong khu vực và toàn cầu.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, dân số Việt Nam hiện đã vượt qua ngưỡng 100 triệu người, là quốc gia có quy mô dân số lớn thứ 16 trên thế giới. Việt Nam cũng đang trong thời kỳ dân số vàng với tỷ trọng dân số từ 15 đến 64 tuổi chiếm 67,4% (cứ 2 người trong độ tuổi lao động thì có một người phụ thuộc). Đây là điều kiện cơ bản, rất quan trọng giúp Việt Nam có đủ nguồn lực về con người để phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Dân số trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 17 tuổi của Việt Nam cũng là con số rất lớn, với khoảng 21 triệu trẻ em, chiếm khoảng 20,6% tổng dân số. Thực tế, trẻ em chính là nền tảng hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước.

Chia sẻ Báo cáo "Trẻ em tham gia lao động và Lao động trẻ em quốc gia năm 2023" được Tổng cục Thống kê hoàn thiện mới đây, bà Nguyễn Thị Hương- Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cũng khẳng định những nỗ lực không ngừng nghỉ của Chính phủ trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Việt Nam luôn là một trong số các quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các quyền trẻ em.

Cụ thể, Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em vào năm 1990. Trong suốt 35 năm qua, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng khung pháp luật trong nước hài hòa với các quy định của Công ước và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên.

Tại Việt Nam, quyền được phát triển của trẻ em được ghi nhận tại Khoản 1, Điều 37 Hiến pháp năm 2013: “Trẻ em có quyền được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.

Từ năm 2012 đến năm 2023, với sự hỗ trợ về kỹ thuật của ILO, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đang phát triển đã thực hiện thường xuyên các cuộc điều tra thống kê về thực trạng trẻ em tham gia lao động và lao động trẻ em. Đã có tổng cộng 3 cuộc điều tra thực hiện vào các năm 2012, 2018, 2023 và Tổng cục Thống kê là đơn vị chủ trì thực hiện.

Từ kết quả của cuộc điều tra, Việt Nam đã có được một bức tranh toàn diện về thực trạng trẻ em tham gia lao động và lao động trẻ em Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2023. Các thông tin có được là rất cơ bản và đầy đủ như: Quy mô dân số trẻ em; quy mô trẻ em tham gia lao động; quy mô lao động trẻ em; tình trạng đi học của lao động trẻ em; các vấn đề về sức khỏe lao động trẻ em gặp phải khi làm việc…

Kết quả thống kê năm 2023 cũng cho thấy, trong số 20,6 triệu trẻ em (từ 5-17 tuổi), có 96,4% trẻ em đang tập trung vào việc học tập, trong đó có 94,8% trẻ em “chỉ đi học” và chỉ có 1,6% trẻ em phải “vừa học vừa làm”. Tỷ lệ trẻ em đang đi học ở khu vực thành thị cao hơn đôi chút so với ở khu vực nông thôn, 97,5% so với 95,8%. Không có sự phân biệt đối xử với trẻ em gái trong cơ hội được đi học khi tỷ lệ trẻ em gái đi học cao hơn tỷ lệ này ở trẻ em trai 0,8 điểm phần trăm, 96,8% so với 96,0%.

Thế nhưng, vẫn còn đó một bộ phận trẻ em phải đối mặt với gánh nặng mưu sinh. Cụ thể, báo cáo thống kê có 731,6 nghìn trẻ em trên cả nước đang tham gia vào các hoạt động lao động. Điều đáng chú ý, phần lớn trẻ em này cư trú ở khu vực nông thôn (84,6%), đặc biệt là các vùng Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (52,7%).

“Thực tế cho thấy, trẻ em tham gia lao động thường bị hạn chế cơ hội được đi học. Có đến 403,2 nghìn trẻ em tham gia lao động hiện không đi học (55,1%). Nếu trẻ em có cơ hội học tập nhiều hơn, thì càng ít khả năng tham gia lao động và sẽ ít có khả năng trở thành lao động trẻ em"- bà Nguyễn Thị Thanh Mai- Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê Dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê) nhận xét. Bên cạnh đó, số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng những vùng kinh tế kém phát triển, tỷ lệ lao động trẻ em thường cao hơn. Điều này cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa điều kiện kinh tế-xã hội và tình trạng lao động trẻ em...

Tỷ lệ trẻ em tham gia lao động là 3,5%, đã giảm 5,6 điểm phần trăm so với năm 2018.  Nếu so với bức tranh chung trên toàn cầu (năm 2020 có khoảng 160 triệu lao động trẻ em trong độ tuổi 5-17), chiếm 10% tổng số trẻ em), tỷ lệ này đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên đây vẫn là con số đáng suy ngẫm. Một trong những phát hiện đáng lưu ý được nêu trong báo cáo là có tới gần 60% trẻ em cho biết nguyên nhân khiến các em không đi học và phải tham gia lao động không đến từ các vấn đề kinh tế hay áp lực gia đình mà chủ yếu là do các em "không thích đi học/học kém"…

Đặc biệt, mức thu nhập bình quân chung của lao động trẻ em là khoảng 3 triệu đồng/người/tháng, chưa bằng một phần hai mức thu nhập bình quân của những người lao động từ 15 tuổi trở lên (7,1 triệu đồng/người/ tháng). Điều này cho thấy, thu nhập bình quân mà lao động trẻ em tạo ra là thấp, trong khi đó việc đi làm đã khiến các em mất đi cơ hội học tập và chuẩn bị các kiến thức tốt hơn cho tương lai. Không những thế, các công việc mà các em đang làm cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của chính các em. Do đó, việc tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em là điều cần thiết, rất quan trọng và cần sự có sự quan tâm từ những nhà quản lý.

Đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong giảm thiểu lao động trẻ em, bà Ingrid Christensen- Giám đốc, Văn phòng ILO tại Việt Nam chỉ rõ: Khảo sát năm 2023 đánh dấu một bước tiến quan trọng, với việc Việt Nam lần đầu tiên tích hợp dữ liệu về trẻ em tham gia lao động vào Điều tra Lao động việc làm. Cách tiếp cận này vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí, cho phép theo dõi thường xuyên xu hướng lao động trẻ em đồng thời đưa ra một mô hình mà các quốc gia khác có thể học hỏi.

“Điều quan trọng là phải đặt sự tiến bộ của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu. Lao động trẻ em vẫn là một thách thức toàn cầu. Theo ước tính mới nhất của ILO và UNICEF, lần đầu tiên sau hai thập kỷ, tiến bộ trong việc xóa bỏ lao động trẻ em đã bị đình trệ, với ước tính có khoảng 160 triệu trẻ em trên toàn thế giới tham gia lao động trẻ em vào năm 2020. Tác động của COVID-19 và các cuộc khủng hoảng phức tạp đã có nguy cơ đảo ngược những thành tựu khó giành được trong việc giải quyết lao động trẻ em”- chuyên gia ILO chia sẻ. 

Bà Ingrid Christensen cũng nhấn mạnh, bất chấp những thất bại này, các chính sách chủ động của Việt Nam, cùng với sự cống hiến của các đối tác, đã góp phần giảm lao động trẻ em, tạo ra một tấm gương tích cực trong khu vực và toàn cầu. Khi Việt Nam tiếp tục phát triển kinh tế và hội nhập sâu hơn vào thương mại toàn cầu, xóa bỏ lao động trẻ em sẽ không chỉ bảo vệ quyền trẻ em mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế và lực lượng lao động tương lai của đất nước.

Việc này đảm bảo đúng đối tượng, phạm vi, nội dung, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ của từng dự án, tiểu dự án, phù hợp với khả năng thực hiện, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn. Đồng thời, rà soát, xác định nhiệm vụ và kinh phí thuộc dự toán ngân sách Nhà nước được giao năm 2022, năm 2023, năm 2024 thực hiện Chương trình (bao gồm vốn đầu tư phát triển, kinh phí thường xuyên của ngân sách trung ương và địa phương) được chuyển nguồn sang năm 2025, để tiếp tục thực hiện đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí được giao, đúng mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung hỗ trợ theo quy định. Các địa phương ưu tiên bố trí đủ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình, lồng ghép với dự toán ngân sách trung ương.

Đồng thời, huy động mọi nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện Chương trình trên địa bàn, và có giải pháp để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo Thủ tướng Chính phủ giao. Cùng với đó, tổ chức thực hiện chi NSNN theo dự toán được giao, đảm bảo phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách và cấp dưới theo đúng thời hạn và quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn.

Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có biện pháp quyết liệt tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn được phân bổ; chịu trách nhiệm toàn diện trong triển khai thực hiện Chương trình. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp thực hiện, giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Rà soát toàn bộ các công trình, dự án đã hoàn thành để đưa vào khai thác, quản lý, sử dụng có hiệu quả, đúng mục tiêu, tránh thất thoát, lãng phí; lựa chọn, xác định các dự án cần triển khai năm 2025 bảo đảm trọng tâm, trọng điểm để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Ngoài ra, chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025 thực chất, khách quan, công bằng và đúng theo quy trình quy định. Bảo đảm kết quả giảm nghèo phản ánh được mức độ cải thiện các chiều thiếu hụt, tiêu chí dịch vụ xã hội cơ bản, chất lượng cuộc sống của người dân.

Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để nghiên cứu, xây dựng cơ chế phát huy quyền làm chủ, sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân vào công tác giảm nghèo; tiêu chí khuyến khích cá nhân, hộ gia đình thoát nghẻo, giảm nghèo bền vững. Đối với các tỉnh có huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, trong đó đối với các tỉnh có huyện nghèo, cần tổ chức rà soát, đánh giá đối với các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh, trình Bộ LĐ-TB&XH theo trình tự, thủ tục quy định tại Quyết định số 36/2021/QĐ-TTg để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Riêng đối với 16 tỉnh có huyện nghèo được hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, ĐBKK giai đoạn 2022- 2025, đề nghị rà soát, tập trung triển khai hoàn thành mục tiêu, nội dung trong Kế hoạch thực hiện được UBND tỉnh phê duyệt.

Bên cạnh việc đánh giá kết quả giảm nghèo cần đặc biệt quan tâm đánh giá thu nhập bình quân đầu người hàng năm, bảo đảm đến năm 2025 thu nhập của hộ nghèo, hộ cận nghèo phấn đấu tăng 1,8 lần so với năm 2020. Đối với tỉnh có xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, đề nghị tiếp tục rà soát, tổng hợp danh sách các xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn NTM hoặc trở thành phường, thị trấn để báo cáo Bộ LĐ-TB&XH tổng hợp, thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh danh sách các xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021- 2025. Đối với tỉnh có huyện nghèo, xã ĐBKK, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được Thủ tướng Chính phủ công nhận thoát khỏi tình trạng nghèo, ĐBKK đề nghị các địa phương thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định công nhận thoát nghèo, ĐBKK đối với huyện, xã trên địa bàn tỉnh.

Bộ LĐ-TB&XH cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo rà soát, đánh giá chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022- 2025 và đề xuất, kiến nghị chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2026- 2030; tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026- 2030 đảm bảo nội dung, tiến độ thực hiện. Đặc biệt, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và không để xảy ra thất thoát, lãng phí trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện; chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải pháp nhằm xử lý kịp thời đối với những vấn đề phát sinh.

Tú Linh