Tăng trợ cấp cho người có công với cách mạng từ 1/7
25/03/2024 04:11 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Từ ngày 01/7 tới, người có công với cách mạng sẽ được tăng trợ cấp khi cải cách tiền lương thực hiện toàn diện.
Ảnh minh hoạ
Cụ thể, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Tại Điều 3 của Nghị quyết 104/2023/QH15 quy định về thực hiện chính sách tiền lương, trong đó nêu rõ, từ ngày 1/7/2024 thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Theo Bộ Nội vụ, thực hiện phương án cải cách tiền lương, từ 1/7/2024, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp). Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%. Cùng với việc điều chỉnh tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, từ ngày 1/7/2024, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng cũng sẽ tăng. Tuy nhiên, mức trợ cấp ưu đãi người có công được điều chỉnh tăng lên bao nhiêu thì Chính phủ sẽ có văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 75/2021/NĐ-CP về mức trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Ngày 5/3/2024, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Văn bản hợp nhất số 834/VNHN-BLĐTBXH Nghị định quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Theo đó, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.055.000 đồng.
Nghị định cũng quy định các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng về điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà có mức chi bằng 0,9 lần mức chuẩn/1 người/1 lần và được chi trả trực tiếp cho đối tượng; điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung có mức chi bằng 1,8 lần mức chuẩn/1 người/1 lần.
Hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn cho thân nhân liệt sĩ (tối đa 3 người) hoặc người thờ cúng liệt sĩ mỗi năm một lần khi đi thăm viếng mộ liệt sĩ. Mức hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi có mộ liệt sĩ là 3.000 đồng/1 km/1 người...
Và các chế độ ưu đãi khác như: Trợ cấp mai táng có mức chi theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội về trợ cấp mai táng; trợ cấp thờ cúng liệt sĩ 1.400.000 đồng/1 liệt sĩ/1 năm.
Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được chi tiền ăn thêm ngày lễ, Tết là 200.000 đồng/1 người/1 ngày.
Số ngày được chi ăn thêm là ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định của Bộ luật Lao động, ngày 27/7 và ngày 22/12 hàng năm.
Người có công với cách mạng đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng của ngành LĐ-TB&XH được hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe như sau:
Hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe tạo cơ sở nuôi dưỡng, mức tối đa 8.500.000 đồng/người/năm; hỗ trợ điều trị tại cơ sở y tế để thanh toán chi phí điều trị, thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật và các chi phí khác liên quan không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế thì được thanh toán theo hóa đơn, chứng từ thực tế.
Hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng người có công tại các cơ sở nuôi dưỡng do ngành LĐ-TB&XH quản lý để đảm bảo các khoản chi phí về điện, nước sinh hoạt hoặc mua xăng dầu chạy máy phát điện, lọc nước, vệ sinh môi trường, sửa chữa điện, nước, thuê mướn nhân công, dịch vụ, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc và các khoản chi khác.
Mức hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng tối đa 8.000.000 đồng/1 đối tượng/1 năm.
Hỗ trợ phục vụ công tác điều dưỡng, đón tiếp người có công tại các cơ sở điều dưỡng, đón tiếp do ngành LĐ-TB&XH quản lý để đảm bảo các khoản chi phí theo quy định được thanh toán theo số lượng đối tượng được điều dưỡng, đón tiếp thực tế.
Mức hỗ trợ tối đa 500.000 đồng/1 người/1 lượt điều dưỡng, đón tiếp.
Trường hợp các địa phương chưa có cơ sở điều dưỡng thì cơ quan LĐ-TB&XH được phép sử dụng kinh phí này để thuê các cơ sở lưu trú đủ tiêu chuẩn (theo tiêu chuẩn của khách sạn từ 3 sao trở lên) thực hiện điều dưỡng tập trung.
***11 đối tượng được hưởng trợ cấp, phụ cấp người có công với cách mạng gồm:
1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và thân nhân.
2. Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
3. Thân nhân liệt sĩ.
4. Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
5. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
6. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B và thân nhân.
7. Bệnh binh và thân nhân.
8. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và thân nhân.
9. Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày.
10. Người có công giúp đỡ cách mạng.
11. Trợ cấp ưu đãi hàng tháng khi theo học tại các cơ sở phổ thông dân tộc nội trú, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
Phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin “Bồi dưỡng trực ...
BHXH Việt Nam đạt kết quả vượt bậc trong chi trả chế độ ...
BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính năm ...
BHXH Việt Nam tổng kết công tác Chuyển đổi số, ...
BHXH tỉnh Vĩnh Phúc quyết tâm “về đích” các chỉ tiêu, nhiệm ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?