Việt Nam và Nhật Bản trao đổi kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi
30/08/2023 09:25 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 29/8, Tổng cục Dân số-KHHGĐ (Bộ Y tế) phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA), Hiệp hội Y tế Tiên tiến Nhật Bản (MEJ) tổ chức Hội thảo bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến “Chia sẻ kinh nghiệm thích ứng với già hóa và chăm sóc người cao tuổi giữa Nhật Bản và Việt Nam”.
Dự Hội thảo có Tiến sĩ Phạm Vũ Hoàng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế Việt Nam), Tiến sĩ Kenji Shibuya – Giám đốc điều hành cao cấp Hiệp hội Y tế Tiên tiến Nhật Bản (Mej); Giáo sư Sasaki Shohei, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam; các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý lĩnh vực y tế của Việt Nam và Nhật Bản.
TS Phạm Vũ Hoàng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh trên thế giới.
Báo cáo tại Hội thảo, TS Phạm Vũ Hoàng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - cho biết, già hóa dân số là một hiện tượng mang tính toàn cầu và là một trong những biến đổi nhân khẩu lớn nhất trên hành tinh hiện nay. Các quốc gia trên thế giới đều đang có sự gia tăng cả về quy mô và tỷ lệ người cao tuổi trong dân số, nhất là những nước đang phát triển.
Việt Nam bắt đầu giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh trên thế giới. Năm 2011, số người cao tuổi Việt Nam (trên 65 tuổi) chiếm 7% tổng dân số, năm 2021 chiếm 8,3%. Theo dự báo, số người cao tuổi của Việt Nam sẽ tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069. Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già từ năm 2036 (14,2%). Sau 20 năm (2036-2055), Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số siêu già. Tỷ trọng nhóm dân số già năm 2056 và năm 2069 lần lượt chiếm 21,1% và 21,5%. Nếu như năm 2019, cứ 2 trẻ em thì có một người cao tuổi thì 50 năm sau (năm 2069), cứ 2 trẻ em sẽ có 3 người cao tuổi.
Già hóa dân số mang đến cả cơ hội và thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Về cơ hội, già hóa dân số có thể thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực như bảo hiểm, ngân hàng, dinh dưỡng, du lịch, đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hoặc quản lý trong bối cảnh thiếu lực lượng lao động… Tuy nhiên, già hóa dân số cũng đặt ra những thách thức nghiêm trọng về tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội, lao động, thiết kế cơ sở hạ tầng… đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh không lây nhiễm cần điều trị suốt đời như huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, sa sút trí tuệ…
TS. Kenji Shibuya – Giám đốc điều hành cao cấp Hiệp hội Y tế Tiên tiến Nhật Bản phát biểu tại Hội thảo
Nhật Bản là một quốc gia có dân số siêu già hiện nay. Nhóm dân số cao tuổi của Nhật Bản năm 2022 là 36,2 triệu người, chiếm 29% tổng dân số. Dự báo đến năm 2030, nhóm dân số cao tuổi sẽ tăng lên là 37,3 triệu người nhưng lại chiếm tới 31% tổng dân số Nhật Bản (do mức sinh giảm, quy mô dân số cũng giảm) và sẽ tiếp tục tăng lên đến gần 40% tổng dân số vào năm 2060.
Nhật Bản cũng là quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng một xã hội dân số già như việc tái cấu trúc hệ thống y tế, chăm sóc lão khoa, xây dựng và quản trị cơ sở chăm sóc người cao tuổi, xây dựng các chế độ chính sách an sinh xã hội, lao động, thiết kế cơ sở hạ tầng và việc phát huy vai trò, chăm sóc người cao tuổi... Những kinh nghiệm từ thực tế Nhật Bản sẽ là những bài học quý báu cho Việt Nam trong việc xây dựng xã hội chủ động thích ứng với già hóa dân số.
Hội thảo được chia thành phiên chính: Thảo luận chính sách, xoay quanh các nội dung: Những thách thức hiện nay đối với xã hội già hóa ở Việt Nam; Các biện pháp toàn diện đối với xã hội dân số già ở Nhật Bản.
Tại phiên Đối thoại thực tế, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp lĩnh vực y tế đã trao đổi những kinh nghiệm thực tế thực trạng chăm sóc lão khoa ở Việt Nam, vai trò và sự tham gia của khu vực tư nhân trong chăm sóc người cao tuổi cũng như chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng, những ý tưởng dự án hợp tác cho một xã hội già hóa dân số; phương thức hợp tác xây dựng một xã hội già hóa khỏe mạnh và năng động ở Việt Nam…/.
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh tặng quà người có công, gia ...
Báo chí có đóng góp rất quan trọng vào kết quả nổi bật của ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?