CPI tháng 5 toàn quốc tăng 0,01%
29/05/2023 09:11 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2023 tăng 0,01% so với tháng trước. Nguyên nhân chính là do giá lương thực, thực phẩm tăng, giá điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài.
So với tháng 12/2022 CPI tháng 5/2023 tăng 0,4% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,43%. Bình quân 5 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3,55% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,83%.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 8 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước và 3 nhóm hàng giảm giá. Ở chiều ngược lại, giá dầu hỏa giảm 5,93% so với tháng trước do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá ngày 04/5/2023, 11/5/2023 và 22/5/2023; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,15% do giá thép giảm khi giá quặng sắt trên thị trường thế giới giảm.
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,24% so với tháng trước, trong đó giá dịch vụ du lịch trọn gói tăng 0,67%; nhà khách, khách sạn tăng 0,38% do trong tháng có kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài nên nhu cầu đi du lịch tăng cao.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,24% làm CPI chung tăng 0,08 điểm phần trăm; trong đó lương thực tăng 0,29% làm CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm; thực phẩm tăng 0,22% làm CPI chung tăng 0,05 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,26% tác động làm CPI tăng 0,02 điểm phần trăm do thời tiết nắng nóng và dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài nên nhu cầu tiêu dùng tăng.
CPI cả nước trong tháng có dấu hiệu tăng nhẹ so với cùng kỳ. Ảnh: TCTK
Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,23%, tập trung chủ yếu ở mặt hàng đồ dùng cá nhân tăng 0,46%; hàng chăm sóc cơ thể tăng 0,33%; dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 0,29%; dịch vụ hiếu hỉ tăng 0,22%.
Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16% do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu tiêu dùng tăng. Trong đó, giá điều hòa nhiệt độ tăng 0,61% so với tháng trước; giá quạt điện tăng 0,41%; máy đánh trứng, trộn đa năng tăng 0,87%; máy xay sinh tố, máy ép hoa quả tăng 0,01% và thiết bị gia đình lớn có động cơ tăng 0,2%.
Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,13% do thời tiết nắng nóng, oi bức nên nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát tăng, cụ thể: Giá nước khoáng tăng 0,16% so với tháng trước; nước giải khát có ga tăng 0,14%; nước quả ép tăng 0,47%. Rượu các loại tăng 0,13%; bia các loại tăng 0,21% và thuốc hút tăng 0,02%.
Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%, chủ yếu tăng giá một số loại thuốc cảm cúm và vitamin do nhu cầu tăng vào thời tiết giao mùa.
Ở chiều ngược lại, có một số mặt hàng tăng giá trong tháng 5/2023, gồm: Giá vận tải hành khách bằng đường bộ tăng 0,06%; đường sắt tăng 2,53%; đường hàng không tăng 0,45% do nhu cầu đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng; phí thuê ô tô, xe máy tự lái tăng 0,08%; phí học bằng lái xe tăng 0,57% do nhu cầu cao; giá dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,19%, trong đó giá sửa chữa xe máy tăng 0,18% và sửa chữa xe đạp tăng 0,23%.
Lạm phát cơ bản tháng 5/2023 tăng 0,27% so với tháng trước, tăng 4,54% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,83% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,55%). Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 5 tháng đầu năm 2023 giảm 15,27% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 8,51% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?