Đào tạo kỹ năng chuyên môn cho người lao động nhằm đảm bảo tính bền vững công việc
14/02/2023 01:45 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Năm 2023, lao động dựa trên các nền tảng công nghệ sẽ gia tăng nên lực lượng lao động phải thay đổi cho phù hợp với thị trường. Bên cạnh các chính sách kết nối cung cầu, giữ chân lao động thì việc nâng cao kỹ năng đang được xem là giải pháp tối ưu nhằm tạo tính bền vững cho thị trường.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, thị trường lao động đầu năm sẽ có hiện tượng thiếu việc làm ở các ngành dệt may, da giày và chế biến gỗ, chủ yếu ở khu vực phía Nam. Tổng hợp báo cáo của 63 tỉnh, thành phố cho thấy, nhu cầu tuyển dụng trong DN những tháng cuối năm 2022 và Quý I/2023 khoảng 377,7 nghìn người- con số này cao hơn rất nhiều so với số mất việc làm trong DN thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh ở một số ngành như dệt may, da giày, chế biến gỗ, cơ khí công nghiệp phụ trợ, sẽ tiếp tục gặp khó khăn, có thể tiếp tục xảy ra đến hết Quý I/2023, do đó sẽ ảnh hưởng tới vấn đề bảo đảm việc làm cho NLĐ. Đơn cử như Bình Dương- địa bàn tập trung đông công nhân sản xuất và cũng gặp tình trạng thiếu đơn hàng, cắt giảm nhiều lao động vào cuối năm 2022. Hàng nghìn công nhân làm việc tại đây đã mất việc, phải về quê ăn Tết sớm và có nguy cơ không quay trở lại làm việc sau Tết.
Theo Trung tâm DVVL tỉnh Bình Dương, những ngày cận Tết 2023, khoảng 50 DN trên địa bàn thông báo tuyển dụng 2.000 lao động phục vụ sản xuất dịp Tết và kế hoạch sản xuất cho năm 2023. Dự báo trong năm 2023, các DN tiếp tục tuyển dụng số lượng lớn lao động để mở rộng, tăng cường sản xuất. Do đó, quản lý nhân sự các DN tại Bình Dương đều lo lắng có thể xuất hiện tình trạng thiếu lao động sau Tết. Đặc biệt là ở nhóm DN da giày, dệt may. Đây là nhóm ngành có nhu cầu tuyển nhiều, thường xuyên thay đổi nhân sự do tình trạng dịch chuyển lao động giữa các tỉnh và bị ảnh hưởng nặng trong thời gian cuối năm 2022.
Cũng theo các chuyên gia, khó khăn nhất là các DN đã cắt giảm lao động vào cuối năm 2022. Sau Tết, nếu đơn hàng có lại, sẽ rất khó tuyển người làm. Trong khi đó, ở nhiều nhóm ngành dịch vụ đang dư thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu hụt trầm trọng lao động chất lượng cao. Đây cũng được xem là sự mất cân bằng khó khắc phục của ngành lao động.
Nhận định về vấn đề lao động, bà Trần Minh Ngọc- Giám đốc Nền tảng Việc làm tốt (nền tảng tuyển dụng lao động) cho rằng, khối ngành sản xuất hàng xuất khẩu đến nay vẫn đang bị ảnh hưởng bởi tình hình phức tạp của thế giới, sự sụt giảm đơn hàng xảy ra cục bộ, tập trung ở các ngành da giày, dệt may, gỗ, điện tử. Nhu cầu tuyển dụng các ngành này đang trong đà giảm từ Quý III/2022, dự báo vẫn sẽ đi tịnh tiến hoặc thậm chí giảm tiếp sau Tết Nguyên đán 2023. Khối ngành sản xuất và dịch vụ thương mại bán lẻ cho thị trường nội địa lạc quan hơn. Nhu cầu tuyển dụng ở khối ngành này sau Tết sẽ tăng nhưng không quá mạnh mẽ như mọi năm. Đặc biệt, nhìn từ góc độ toàn cầu, thị trường thế giới có nhiều biến động khiến chỉ số giá tiêu dùng và lãi suất tăng, gây bất lợi cho doanh nghiệp.
Nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc chi tiêu, doanh nghiệp tìm cách kích cầu bằng các chương trình khuyến mãi ưu đãi đánh vào giá hàng hóa. Để thực hiện được mục tiêu này, DN phải tìm cách tối ưu hóa chi phí sản xuất trong điều kiện giá nguyên vật liệu thế giới tăng cao. Do đó, việc tinh chỉnh chi phí nhân sự và thu hẹp sản xuất là một giải pháp trong giai đoạn sắp tới. “DN sẽ ưu tiên giữ chân NLĐ có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm, tăng năng suất lao động thay vì tuyển mới và mở rộng đội ngũ nhân sự”- bà Ngọc nhấn mạnh.
Dưới góc độ khác, bà Ngô Thị Ngọc Lan- Giám đốc Khu vực Miền Bắc Navigos Search (đơn vị chuyên cung cấp nhân sự cấp trung và cấp cao) nhận định, với những dự báo về tình hình kinh tế thế giới kém khả quan trong năm 2023, nhiều DN đang trong trạng thái chờ và nghe ngóng thị trường. Theo chia sẻ của nhiều DN, các hoạt động tuyển dụng có thể được đẩy mạnh hơn ở Quý 2/2023. Ngoài ra, khó khăn chỉ xảy ra cục bộ ở một số ngành như dệt may, da giày… Những ngành còn lại như công nghệ, ngân hàng, bán buôn, bán lẻ, năng lượng vẫn đang phát triển tốt, nhu cầu nhân sự cao. “Ngành sản xuất vẫn luôn là lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong nhiều năm qua do môi trường đầu tư và nguồn cung nhân lực. Sang năm 2023, chúng tôi vẫn nhận thấy sự quan tâm của doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, từ đó tạo ra cơ hội việc làm cho nhân sự mảng sản xuất điện tử và ô tô”.
Còn ông Trần Anh Tuấn- Viện Đào tạo và Phát triển nhân lực dự đoán, thời gian tới, sẽ nổi lên 4 xu hướng phát triển chính là gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm, lao động giản đơn trở nên yếu thế, xu hướng lao động phi chính thức gia tăng. Trong bối cảnh tất cả các ngành nghề và lĩnh vực xã hội đều ứng dụng công nghệ hóa, hiện đại hóa thì lao động muốn giữ vững việc làm phải thành thạo một kỹ năng chuyên môn nhất định, lao động giản đơn dần ít có cơ hội việc làm và bị đào thải.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?