Sử dụng 14.620 tỷ đồng tiết kiệm chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19
23/09/2021 03:33 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chiều 22/9/2021, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định phương án sử dụng nguồn cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021.
Toàn cảnh cuộc họp
Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày cho biết, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện cắt giảm 50% kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và cắt giảm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021; rà soát các nhiệm vụ thu chi ngân sách Nhà nước theo nguyên tắc tiết kiệm triệt để, cắt giảm những nhiệm vụ không cần thiết hoặc không triển khai do dịch bệnh COVID-19.
Theo đó, tổng kinh phí cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước năm 2021 là 14.620 tỷ đồng.
Về phương án sử dụng nguồn cắt giảm, tiết kiệm chi năm 2021, Tờ trình của Chính phủ nêu rõ: Tổng hợp chung nhu cầu Trung ương phải chi để mua vaccine và chi cho công tác phòng chống dịch bệnh thời gian tới khoảng 36-40 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, hiện nay các bộ, ngành, địa phương đã có văn bản đề nghị bổ sung nguồn kinh phí cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Để bảo đảm nguồn kinh phí cho công tác phòng chống dịch COVID-19, căn cứ Luật Ngân sách nhà nước và các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định sử dụng 14.620 tỷ đồng từ nguồn nêu trên để chi cho công tác phòng chống dịch, trong đó, tập trung cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, do đây là các địa phương đang phải lo toàn bộ kinh phí thực hiện phòng chống dịch COVID-19. Đối với các địa phương khác, Trung ương sẽ hỗ trợ kịp thời khi có báo cáo của địa phương theo quy định.
Phát biểu tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất ban hành Nghị quyết bổ sung nguồn lực từ ngân sách Trung ương số tiền 14.620 tỷ đồng từ nguồn cắt giảm chi ngân sách nhà nước năm 2021 như Chính phủ trình; giao Chính phủ xử lý nguồn lực dự phòng này để ưu tiên chống dịch, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả theo đúng quy định Luật Ngân sách nhà nước và nghị quyết của Quốc hội, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.
Chính phủ bảo đảm việc thu hồi, cắt giảm tiết kiệm nguồn kinh phí theo đúng tinh thần Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội, cắt giảm chi phí hội nghị, công tác phí, chi thường xuyên, thu hồi chi chưa cần thiết hoặc chậm triển khai...
Đồng thời, Chính phủ bám sát diễn biến thực tế để điều hành theo thẩm quyền hoặc xin ý kiến các cấp có thẩm quyền, bảo đảm tăng thêm nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương nhằm thực hiện hiệu quả chính sách tài khóa cho công tác phòng, chống dịch cũng như duy trì, khôi phục, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an toàn sức khỏe, tính mạng cho người dân; bảo đảm chế độ, chính sách cho những người tham gia phòng, chống dịch, nhất là những người ở tuyến đầu./.
Theo Chinhphu.vn
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Công tác thanh tra kiểm tra ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo ...
Khối Thi đua số V: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?