Chống dịch quyết liệt hơn để bảo đảm an toàn cho nhân dân
30/07/2021 09:25 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương ngày 30/7. Thủ tướng đã ghi nhận, biểu dương các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực chống dịch, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời chỉ ra những hạn chế trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua.
Phân loại F0 để tập trung nguồn lực cứu chữa
Tại hội nghị, Thủ tướng đánh giá việc phòng, chống dịch có lúc, có nơi còn bất cập, kém hiệu quả. Việc thực hiện “4 tại chỗ” còn yếu nên khi dịch bùng phát, lây lan mạnh, có địa phương không đáp ứng kịp.
Trong khi đó, một bộ phận người dân nhận thức về dịch bệnh chưa thấu đáo, ý thức chấp hành chưa nghiêm; việc quản lý, kiểm tra, giám sát của một số nơi chưa tốt. Một số địa phương thực hiện quy định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 còn chập chờn, người dân vẫn đi lại, tụ tập, giao lưu...
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: VGP
Thủ tướng yêu cầu các cấp, ngành thực hiện nghiêm giãn cách xã hội. Khi tình hình diễn biến phức tạp, phải phân loại, phân tầng bệnh nhân để tập trung nguồn lực cứu chữa phù hợp, hiệu quả, giảm tối đa ca tử vong; không để thiếu trang thiết bị, vật tư y tế, nhất là oxy, máy thở.
Lãnh đạo Chính phủ nhận định tình hình dịch bệnh còn phức tạp, đặc biệt là tại TP.HCM, một số tỉnh phía Nam và miền Trung. “Cuộc chiến” chống dịch còn trường kỳ, ngay cả khi đã có vaccine.
Thủ tướng nhấn mạnh việc tiếp tục nỗ lực thực hiện "mục tiêu kép", lấy việc phòng, chống dịch hiệu quả, bảo vệ sức khỏe người dân là trước hết, trên hết, song cũng nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh tại một số nơi an toàn, đủ điều kiện.
Đề cập đến nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo ở các khu vực thực hiện giãn cách xã hội, địa phương phải tổ chức tốt, hỗ trợ tối đa cho người dân. "Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ cách ly xã hội nhưng phải đáp ứng 3 yêu cầu: Hỗ trợ tối đa người dân về lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc; đáp ứng yêu cầu y tế của người dân ở mọi lúc, mọi nơi và đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, chính đáng, hợp pháp của người dân", Thủ tướng chỉ đạo.
Tại các địa phương có dịch bệnh diễn biến phức tạp, ông yêu cầu thực hiện phong tỏa, cách ly triệt để, kết hợp với những biện pháp khác để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh, giảm tối đa ca tử vong.
Khi có diễn biến xấu, cần tăng cường lực lượng, nguồn lực cho hồi sức cấp cứu ở mức cao hơn; tăng cường nguồn lực trong nhân dân, doanh nghiệp, đẩy mạnh hợp tác công - tư trong phòng, chống dịch.
Thay đổi chính sách ưu tiên tiêm vaccine
Thủ tướng đề nghị các ngành, đơn vị liên quan đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất, nhập khẩu thuốc điều trị bệnh nhân Covid-19; tăng cường chuyển giao công nghệ sản xuất máy thở; tiếp tục huy động lực lượng y tế tham gia cứu chữa cho bệnh nhân. Cùng với đó, phải đảm bảo điều kiện làm việc cho lực lượng y tế.
Bên cạnh nhiệm vụ thực hiện “chiến lược vaccine”, tổ chức tiêm vaccine hiệu quả và an toàn, rút gọn thủ tục hành chính để nghiên cứu, sản xuất, công nhận vaccine sản xuất trong nước… Thủ tướng yêu cầu thay đổi chính sách ưu tiên tiêm vaccine.
Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu các địa phương. Ảnh: TTXVN
Theo đó, ngoài lực lượng tuyến đầu chống dịch, tình nguyện viên, Tổ phòng, chống Covid cộng đồng… thì cần ưu tiên cho địa phương đang có dịch bệnh diễn biến phức tạp và địa bàn quan trọng như TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất…
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính xem xét phân bổ tài chính cho những cơ quan, đơn vị, địa phương theo tinh thần cân đối, tiết kiệm, nhất là tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, tiết kiệm kinh phí hội họp.
“Chúng ta chống dịch trong điều kiện đất nước đang phát triển với những đặc thù riêng, do đó phải cân đối nguồn lực, có các giải pháp phù hợp, huy động cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp chung tay, chung sức", Thủ tướng lưu ý và nhấn mạnh phải tổng hòa các biện pháp về chống dịch, an sinh xã hội.
Cùng với Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 3, Nghị quyết của Quốc hội, việc Chính phủ ban hành Nghị quyết thực hiện các giải pháp cấp bách về phòng chống dịch sẽ tạo sự đồng bộ, nhất quán về lãnh đạo, chỉ đạo trong cả hệ thống chính trị để các cấp, ngành triển khai, thực hiện nhiệm vụ.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục kêu gọi sự chung sức, đồng lòng của hệ thống chính trị, các cấp, ngành, nhân dân và doanh nghiệp cả nước theo tinh thần “dễ mười lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Các Bộ trưởng, trưởng ngành, lãnh đạo các địa phương cần phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất với cương vị, thẩm quyền được giao, chủ động, linh hoạt, làm hết sức mình để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra./.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng CCVC, người lao ...
BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch công tác thông tin, truyền ...
Truyền thông chính sách BHXH, BHYT: Tích cực, chủ động đưa ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Công tác thanh tra kiểm tra ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?