Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh): Chính phủ cần nghiên cứu, tăng mức hỗ trợ người dân tham gia BHXH tự nguyện
28/10/2018 04:41 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng ngày 27/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường các vấn đề về kinh tế - xã hội hằng năm và giữa kỳ. Tại phiên thảo luận, Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, có giải pháp hỗ trợ người dân tham gia BHXH, BHYT, đặc biệt là BHXH tự nguyện.
Đại biểu Thạch Phước Bình.
Đại biểu Thạch Phước Bình bày tỏ, bà con cử tri tỉnh Trà Vinh phấn khởi trước những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 03 năm 2016-2018 mà báo cáo của Chính phủ đã nêu và cho rằng, đó chính là những tiền đề để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả giai đoạn 5 năm 2016 - 2020. Đồng tình với 9 giải pháp mà Chính phủ đã nêu trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, qua phản ánh kiến nghị cử tri và thực tiễn tại địa phương, Đại biểu Thạch Phước Bình cũng đề nghị Chính phủ quan tâm một số nội dung.
Về cơ cấu lại nền kinh tế, Đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị: Cần đổi mới phương thức phân bổ nguồn lực theo hướng thị trường hơn, phát triển doanh nghiệp tư nhân theo hướng hỗ trợ các doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp thành công. Đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Tập trung cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng toàn diện. Tập trung đầu tư, đối với các địa phương là tạo đà nền kinh tế như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng hàng gian, giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường nhất là đối với yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thuốc thủy sản nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân. Hiện nay, tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm có xu hướng tăng nhất là đối với lao động trẻ, lao động nông thôn. Đề nghị Chính phủ có biện pháp khuyến khích nâng cao hiệu quả đầu tư đặc biệt là đầu tư công, có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân. Khuyến khích kêu gọi các nhà đầu tư vào khu vực nông thôn để kéo dãn lao động và tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi, tránh lưu chuyển quá mức lao động đến khu vực thành thị….
Về BHYT, Đại biểu Thạch Phước Bình cho biết, qua giám sát thực hiện chính sách BHYT tại địa phương thấy nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ chiếm trên 70%. Trong khi đó nhóm đối tượng lao động và người sử dụng lao động, hộ gia đình đóng chỉ chiếm khoảng 30%. Đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo có giải pháp khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia BHYT theo quy định. Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng xem xét, điều chỉnh quy định tham gia BHYT cho học sinh, sinh viên.
Về BHXH tự nguyện, trong những năm qua, tỷ lệ người dân mua BHXH tự nguyện tăng hàng năm và đến nay đạt khoảng 243 ngàn người. Tuy nhiên, con số này chỉ khoảng 30% là tham gia mới, còn lại khoảng 70% là người đã tham gia BHXH bắt buộc, đóng BHXH tự nguyện tiếp để đủ điều kiện hưởng lương hưu và việc thu hút người dân tham gia BHXH tự nguyện hiện nay là chậm và khó khăn. Nguyên nhân khó khăn thu hút đối tượng tham gia chính là do mức đóng còn cao so với thu nhập của đa số người dân, người lao động phải duy trì khoản đóng hàng tháng trong khi khoảng thời gian ít nhất là 20 năm như vậy rất khó để người dân thực hiện khi thu nhập của họ luôn bấp bênh. Do đó, Đại biểu Thạch Phước Bình kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, tăng mức hỗ trợ đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện so với mức hiện nay.
Theo Đại biểu Thạch Phước Bình, y tế cơ sở được coi là nền tảng, xương sống của hệ thống y tế, đồng thời là tuyến đầu, người gác cổng của hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, trực tiếp gần dân nhất, là nơi trực, dễ tiếp cận với chi phí thấp, công bằng xã hội, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các trạm y tế chưa tạo được niềm tin với người dân, nhiều trạm y tế chưa làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, chưa quan tâm đến công tác dự phòng, phần lớn trạm y tế chưa quản lý tốt bệnh mãn tính, số lượng, chất lượng dịch vụ còn hạn chế, danh mục thuốc còn ít, hầu hết trạm y tế xã, phường chỉ thực hiện 50-70% số dịch vụ kỹ thuật, khoảng 40% danh mục thuốc theo phân tuyến. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn lực thiếu, yếu, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng, kinh phí đầu tư chưa bảo đảm, một số ít địa phương chưa thực sự quan tâm đối với hoạt động của trạm y tế. Đại biểu Thạch Phước Bình hoan nghênh việc Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát, chọn 26 trạm y tế thuộc 8 tỉnh trên cả nước để tiến hành thí điểm nâng cao chất lượng theo nguyên lý y học gia đình. Tuy nhiên, Đại biểu Thạch Phước Bình cũng đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế cần có giải pháp có tính chất lâu dài để thu hút nguồn lực nâng cao chất lượng y tế cơ sở nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Công tác thanh tra kiểm tra ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo ...
Khối Thi đua số V: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?