Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Tuấn: Kiến nghị sửa Luật BHYT và Luật KCB
28/10/2018 04:03 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chiều ngày 27/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường các vấn đề về kinh tế - xã hội hằng năm và giữa kỳ. Tại phiên thảo luận, Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) cho biết, mệnh giá thẻ BHYT còn thấp, nhưng giá thuốc, VTYT và trang thiết bị ở Việt Nam đang phải trả theo mặt bằng quốc tế; tỉ giá ngoại tệ thay đổi, tỉ trọng KCB BHYT tăng nhanh...
Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn.
Theo Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn, trong những năm gần đây, Chính phủ đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là chất lượng khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, các tồn tại còn nhiều và cần thời gian vào cuộc của cả thể chế chính trị để giải quyết.
Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn đề cập đến 4 nguyên nhân và đưa ra các kiến nghị:
Thứ nhất, tổng chi của toàn xã hội cho chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, tuy nhiên vẫn còn rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới vào năm 2014, tổng chi cho y tế bình quân đầu người của Việt Nam là 140 USD, chưa bằng 1/2 so với chi bình quân của các nước có thu nhập trung bình là 290 USD và chỉ bằng 1/3 so với Trung Quốc là 420 USD. Với điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn đề nghị Chính phủ cần có cơ chế thông thoáng và ổn định để huy động các nguồn lực xã hội cùng chung tay, góp sức vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Thứ hai, tỷ lệ chi ngân sách cho toàn ngành y tế có xu hướng giảm. Năm 2016 ước thực hiện 97.600 tỷ đồng, chiếm 7,67% tổng chi ngân sách. Tuy nhiên, năm 2018 ước thực hiện là 92.745 tỷ đồng, chiếm 5,85% tổng chi ngân sách, không tính trái phiếu Chính phủ. Do vậy, chưa đảm bảo chi thường xuyên cho ngành y tế và quy định tại Điều 2 Nghị quyết 18-NQ/TW Quốc hội 12, tinh thần Nghị quyết 20-NQ/TW Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XII. Do vậy, Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn kiến nghị Quốc hội quan tâm hơn việc quyết định phân bổ ngân sách nhà nước hàng năm cho ngành y tế.
Thứ ba, tỷ trọng ngân sách nhà nước và BHYT đầu tư và chi cho y tế cơ sở còn thấp, chưa đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ, chức năng. Bên cạnh đó, quy định về chi phí khám chữa bệnh tại trạm y tế xã tối thiểu bằng 10% và tối đa không vượt quá 20% của quỹ khám chữa bệnh ngoại trú tính trên số thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế xã là không phù hợp thực tế. Cơ cấu bệnh tật hiện nay khi bệnh không lây nhiễm đang tăng lên và trạm y tế xã phải quản lý bệnh này, trong đó có tăng huyết áp, đái tháo đường. Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn kiến nghị Quốc hội sửa Luật BHYT và Luật Khám chữa bệnh đồng thời xây dựng Luật Phòng bệnh để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trong bối cảnh cơ cấu bệnh tật thay đổi nhiều.
Thứ tư, mệnh giá thẻ BHYT thấp trong khi giá thuốc, vật tư, trang thiết bị phải trả theo mặt bằng quốc tế. Với điều kiện hiện nay khi tỷ giá ngoại tệ thay đổi nhiều, tỷ trọng khi khám chữa bệnh BHYT tăng nhanh. Hiện nay, theo ước tính của cơ quan BHXH, bình quân đóng trung bình là 1 triệu đồng/1 thẻ trong 1 năm nhưng mức chi chung là khoảng 1.100.000 đồng cho 1 thẻ trong 1 năm. Như vậy, BHYT đang bội chi khoảng 10% mặc dù ngành BHXH đã thực hiện. Do đó, để quỹ BHYT bền vững, Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn kiến nghị Quốc hội cần nghiên cứu tăng tỉ lệ đóng BHYT và đưa ra nhiều mệnh giá BHYT để người dân lựa chọn.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Công tác thanh tra kiểm tra ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo ...
Khối Thi đua số V: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?