Phối hợp phòng, chống tội phạm, bảo đảm an toàn xã hội

07/02/2018 04:00 PM


Ngày 6/2, tại Hà Nội, các lực lượng gồm: Tổng cục Cảnh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển và Tổng cục Hải quan đã phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban thực hiện các quy chế phối hợp năm 2017.

Đại diện lãnh đạo các đơn vị đồng chủ trì hội nghị

Trung tướng Trần Văn Vệ, quyền Tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát; Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát; Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh, Phó Tư lệnh BĐBP; Thiếu tướng Bùi Trọng Dũng, Phó Tư lệnh Cảnh sát Biển và đồng chí Nguyễn Công Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đồng chủ trì hội nghị.

Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2017, công tác phối hợp giữa các lực lượng được triển khai chặt chẽ, tạo sức mạnh tổng hợp, giải quyết cơ bản những khó khăn của mỗi lực lượng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nội địa, biên giới, cửa khẩu, biển, đảo...

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng được thể hiên trên nhiều lĩnh vực như tham mưu thực hiện công tác phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, công tác trao đổi, xử lý, xác minh thông tin... Bên cạnh đó, chế độ giao ban giữa các đơn vị được thực hiện thường xuyên hơn, hợp đồng giải quyết các vụ việc, góp phần kiềm chế, làm giảm tội phạm hình sự, không để tội phạm hoạt động mang tính chất phức tạp, kéo dài trên lãnh thổ nước ta.

Trên cơ sở nội dung các quy chế đã được ký kết, các lực lượng đã phối hợp, hỗ trợ đấu tranh các chuyên án, vụ án tội phạm, truy bắt đối tượng truy nã… Đặc biệt là công tác phối hợp xác lập đấu tranh chung các chuyên án lớn ngày càng đi vào chiều sâu. Qua đó, kịp thời bắt giữ, xử lý nhiều vụ vi phạm với tính chất đặc biệt nghiêm trọng, thu giữ nhiều tang vật, tài sản có giá trị lớn. Cùng với đó, các lực lượng đã phối hợp chặt chẽ trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng, duy trì, nhân rộng nhiều mô hình phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Các lực lượng cũng đã phối hợp duy trì tốt mối quan hệ hợp tác quốc tế với cơ quan chức năng của các nước láng giềng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Tại hội nghị, đại diện các lực lượng đã trình bày tham luận, trong đó đánh giá cao sự cần thiết cũng như kết quả mà quy chế phối hợp đã đạt được; đồng thời, thẳng thắn chỉ ra những vướng mắc, đề xuất, kiến nghị cấp trên ban hành các biện pháp tháo gỡ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Trong năm 2018, các lực lượng sẽ tiếp tục chỉ đạo phối hợp thực hiện các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về đảm bảo an ninh trật tự như Chỉ thị 48-CT/TW, Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống, chống tội phạm, phòng chống ma túy, Nghị quyết 28-NQ/TW về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”…

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm ma túy, phòng chống mua bán người đến năm 2020; Đề án chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội đến năm 2020… Tiếp tục xây dựng, bổ sung các quy chế, kế hoạch phù hợp, đi sâu thực hiện những nội dung công tác cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình từng địa bàn, tránh hình thức, chung chung. Đẩy mạnh phối hợp thực hiện biện pháp vận động quần chúng và xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, tích cực tham gia tố giác tội phạm, bảo vệ an ninh Tổ quốc ở khu vực biên giới, biển đảo.

Đại diện lãnh đạo các đơn vị đồng chủ trì hội nghị

Trung tướng Trần Văn Vệ, quyền Tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát; Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát; Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh, Phó Tư lệnh BĐBP; Thiếu tướng Bùi Trọng Dũng, Phó Tư lệnh Cảnh sát Biển và đồng chí Nguyễn Công Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đồng chủ trì hội nghị.

Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2017, công tác phối hợp giữa các lực lượng được triển khai chặt chẽ, tạo sức mạnh tổng hợp, giải quyết cơ bản những khó khăn của mỗi lực lượng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nội địa, biên giới, cửa khẩu, biển, đảo...

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng được thể hiên trên nhiều lĩnh vực như tham mưu thực hiện công tác phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, công tác trao đổi, xử lý, xác minh thông tin... Bên cạnh đó, chế độ giao ban giữa các đơn vị được thực hiện thường xuyên hơn, hợp đồng giải quyết các vụ việc, góp phần kiềm chế, làm giảm tội phạm hình sự, không để tội phạm hoạt động mang tính chất phức tạp, kéo dài trên lãnh thổ nước ta.

Trên cơ sở nội dung các quy chế đã được ký kết, các lực lượng đã phối hợp, hỗ trợ đấu tranh các chuyên án, vụ án tội phạm, truy bắt đối tượng truy nã… Đặc biệt là công tác phối hợp xác lập đấu tranh chung các chuyên án lớn ngày càng đi vào chiều sâu. Qua đó, kịp thời bắt giữ, xử lý nhiều vụ vi phạm với tính chất đặc biệt nghiêm trọng, thu giữ nhiều tang vật, tài sản có giá trị lớn. Cùng với đó, các lực lượng đã phối hợp chặt chẽ trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng, duy trì, nhân rộng nhiều mô hình phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Các lực lượng cũng đã phối hợp duy trì tốt mối quan hệ hợp tác quốc tế với cơ quan chức năng của các nước láng giềng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

Tại hội nghị, đại diện các lực lượng đã trình bày tham luận, trong đó đánh giá cao sự cần thiết cũng như kết quả mà quy chế phối hợp đã đạt được; đồng thời, thẳng thắn chỉ ra những vướng mắc, đề xuất, kiến nghị cấp trên ban hành các biện pháp tháo gỡ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Trong năm 2018, các lực lượng sẽ tiếp tục chỉ đạo phối hợp thực hiện các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về đảm bảo an ninh trật tự như Chỉ thị 48-CT/TW, Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống, chống tội phạm, phòng chống ma túy, Nghị quyết 28-NQ/TW về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”…

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm ma túy, phòng chống mua bán người đến năm 2020; Đề án chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội đến năm 2020… Tiếp tục xây dựng, bổ sung các quy chế, kế hoạch phù hợp, đi sâu thực hiện những nội dung công tác cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình từng địa bàn, tránh hình thức, chung chung. Đẩy mạnh phối hợp thực hiện biện pháp vận động quần chúng và xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm, tích cực tham gia tố giác tội phạm, bảo vệ an ninh Tổ quốc ở khu vực biên giới, biển đảo.

Theo Báo Biên phòng