Đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin
16/01/2018 09:25 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 17/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại phiên họp toàn thể Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin.
Ảnh minh họa.
Tăng cường năng lực tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Văn bản nêu rõ, năm 2017, thực hiện các nhiệm vụ được giao, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành, địa phương đã tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bước đầu bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn thông tin và xây dựng Chính phủ điện tử.
Bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế, nhiều nhiệm vụ mới bắt đầu được triển khai, chưa có kết quả cụ thể, ví dụ như: Công tác phối hợp, cung cấp thông tin cho các tổ chức quốc tế phục vụ đánh giá chỉ số Chính phủ điện tử còn một số bất cập, cần tiếp tục có những giải pháp đối với từng nhóm chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI); cơ chế tài chính, việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin chưa được tháo gỡ triệt để, kịp thời, còn nhiều lúng túng; Cổng dịch vụ công quốc gia còn chậm triển khai; tỷ lệ hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 36a của Chính phủ về Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại các bộ, cơ quan nhà nước chưa cao; việc triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia còn chậm; đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin đặc thù, đào tạo nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; công tác bảo đảm an toàn thông tin tại một số bộ, ngành, địa phương còn chưa được chú trọng, nhận thức về nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin tại một số cơ quan và trong xã hội còn hạn chế.
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng phát triển công nghệ thông tin, nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tiếp theo, trong năm 2018, các bộ, ngành, địa phương cần tăng cường năng lực tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Phó Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp, đánh giá các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; xác định rõ, cụ thể các nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành trong từng năm và trong giai đoạn tiếp theo; đề xuất, kiến nghị những vấn đề trọng yếu cần chỉ đạo thực hiện, làm nền tảng cho phát triển (hạ tầng băng rộng, thanh toán điện tử, Cổng dịch vụ công quốc gia…) và các cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp để hỗ trợ thực hiện.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam chuẩn bị các nội dung phù hợp đưa vào một số Chương trình trò chơi truyền hình có đông lượng người xem như Đường lên đỉnh Olympia, Ai là triệu phú...
Nâng cao chỉ số Chính phủ điện tử
Về dịch vụ công trực tuyến (OSI), Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo Danh mục dịch vụ công trực tuyến đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành; phấn đấu đến hết năm 2018 tăng gấp đôi số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 so với năm 2017 trong đó ưu tiên triển khai các dịch vụ công liên quan đến doanh nghiệp.
Văn phòng Chính phủ hoàn thành việc xây dựng Cổng dịch vụ công Quốc gia và đưa vào sử dụng trong năm 2018, bảo đảm kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với cổng dịch vụ công các bộ, ngành địa phương, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Về hạ tầng viễn thông (TII), Phó Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung phát triển hạ tầng băng rộng, 4G, tháo gỡ khó khăn (cước phí, băng tần) trong việc phân bổ tài nguyên viễn thông, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của đất nước.
Về nguồn nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương cung cấp cho UNESCO vf các tổ chức quốc tế có liên quan các số liệu cơ bản về giáo dục Việt Nam phục vụ đánh giá chỉ số về nhân lực, thường xuyên cập nhật số liệu trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương tổ chức xây dựng các Cơ sở dữ liệu quốc gia được giao tại Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ, tăng cường thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong quá trình triển khai, nhất là đối với các cơ sở dữ liệu đi kèm với dịch vụ công (đo đất đai, cấp phép xây dựng).
Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu đề xuất Thủ tướng Chính phủ hành lang pháp lý để chỉ đạo thống nhất việc xây dựng các Cơ sở dữ liệu quốc gia nền tảng; trên tinh thần kết nối thống nhất về Cổng dịch vụ công quốc gia của Chính phủ để chia sẻ, dùng chung.
Bộ Công an tập trung xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, gắn với phát triển trọng điểm thẻ căn cước điện tử.
Về đảm bảo an toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thông tin; chủ trì, phối hợp với Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, các tổ chức liên quan hoàn thành Bộ chỉ số đánh giá an toàn thông tin đối với các bộ, ngành và địa phương, tổ chức đánh giá, công bố kết quả trong năm 2018.
PV
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH huyện Yên Bình: Thi đua tạo động lực phát triển
Báo chí có đóng góp rất quan trọng vào kết quả nổi bật của ...
Lịch tiếp công dân của Lãnh đạo Ngành BHXH Việt Nam tháng ...
BHXH Việt Nam: Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả, an ...
Hội nghị công chức, viên chức cơ quan BHXH Việt Nam năm ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?