Đề xuất mức phạt từ 12%-15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc với DN trốn đóng BHXH cho NLĐ
20/03/2018 04:46 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đây là nội dung được Bộ LĐ-TB&XH đề xuất tại Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Hiện dự thảo Nghị định đang được Bộ này tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ từ ngày 16/03-16/05/2018.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Thời gian vừa qua, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015 của Chính phủ đã góp phần thực thi có hiệu quả hệ thống pháp luật về lao động, công đoàn, BHXH, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhiều Luật có liên quan trực tiếp đến Nghị định số 95/2013/NĐ-CP và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, ban hành mới làm cho một số quy định trong 02 Nghị định trên không còn phù hợp với Luật nội dung, nhiều hành vi vi phạm mới, thẩm quyền xử phạt mới chưa được quy định để xử phạt, cụ thể như:
Luật BHXH 2014 thay thế Luật BHXH 2006, theo đó những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP không còn phù hợp với luật nội dung, ngoài ra, Luật BHXH 2014 có bổ sung thẩm quyền xử phạt của cơ quan BHXH mà Nghị định số 95/2013/NĐ-CP và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP chưa quy định.
Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 mới được ban hành, theo đó, những hành vi vi phạm hành chính về an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP không còn phù hợp với luật nội dung và nhiều hành vi vi phạm Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 chưa được quy định để xử phạt.
Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2017 được ban hành, theo đó, một số hành vi vi phạm pháp luật về lao động, an toàn lao động, BHXH vừa bị xử lý hành chính, vừa bị xử lý hình sự; hoặc có hành vi vi phạm, để bị xử lý hình sự thì phải bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này.
Bên cạnh đó, quá trình tổng kết tình hình thi hành Nghị định số 95/2013/NĐ-CP và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP đã cho thấy, 02 Nghị định trên gặp phải một số bất cập, khó khăn trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, an toàn, vệ sinh lao động và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như: Mức xử phạt thấp, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả chưa đảm bảo tính răn đe; tổ chức thi hành quyết định xử phạt gặp khó khăn (đối tượng vi phạm chây ì không thực hiện quyết định xử phạt, hay một số biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt chưa mang lại hiệu quả cao), khó khăn trong việc xác định tổ chức vi phạm hành chính.
Do đó, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm hành chính hiện hành trong lĩnh vực lao động (trong đó có an toàn, vệ sinh lao động), BHXH, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm kịp thời đưa những quy định mới của pháp luật vào cuộc sống, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.
Theo dự thảo, người sử dụng lao động nếu có hành vi chiếm dụng tiền trợ cấp BHXH của NLĐ thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đồng thời, bắt buộc phải trả lại đầy đủ số tiền trợ cấp đã chiếm dụng cho NLĐ và nộp lại toàn bộ lợi nhuận thu được từ việc sử dụng số tiền chiếm dụng.
Với những trường hợp chiếm dụng tiền đóng BHXH, BH thất nghiệp hay trốn đóng BHXH, BH thất nghiệp có thể bị phạt từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BH thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng. Mức phạt sẽ tăng lên 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH, BH thất nghiệp nếu chiếm dụng tiền đóng BHXH, BH thất nghiệp hoặc trốn đóng BHXH, BH thất nghiệp của toàn bộ NLĐ.
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc Nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại Nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan BHXH.
Bên cạnh đó, Dự thảo còn quy định mức xử phạt của các hành vi khác liên quan đến tiền đóng và trợ cấp BHXH.
Dự thảo dự kiến được thông qua và có hiệu lực trong năm 2018, thay thế Nghị định số 95/2013/NĐ-CP và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP./.
PV
Chi tiết >>
Lãnh đạo Ngành BHXH tặng sổ BHXH, thẻ BHYT cho ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh thăm, tặng quà, làm ...
BHXH Việt Nam quyên góp hỗ trợ đồng bào bị thiệt ...
Bổ sung quy định mức chi thù lao tổ chức dịch vụ thu đối ...
Nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng ngành ...
BHXH tỉnh Lâm Đồng: Tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng ...
Tập trung các nguồn lực cho công tác thu, giảm số chậm ...
BHXH tỉnh Đắk Nông: Đoàn kết, đồng thuận, quyết tâm về đích ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?