Tập trung thảo luận 4 luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3
28/03/2022 07:46 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Trong 2 ngày 28 và 29/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận 4 dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Theo chương trình, hôm nay (28/3), các đại biểu thảo luận 2 dự án luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Còn dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) sẽ được thảo luận vào ngày mai.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Các vị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương và thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tham dự tại hội trường Diên Hồng của Nhà Quốc hội.
Đây là một bước chuẩn bị quan trọng cho Kỳ họp thứ thứ 3 của Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào 20/5/2022. Trước đó, trong các Phiên họp thứ 7,8 và 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến để hoàn thiện các dự án luật trên.
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều ủa Luật Sở hữu trí tuệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với phương án chỉnh lý trong dự thảo Luật về: Giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Các vị ĐBQH hoạt động chuyên trách ở Trung ương và thuộc Đoàn ĐBQH Hà Nội. Ảnh minh họa: Quochoi.vn
Đồng thời, cơ bản tán thành với các nội dung khác đã được tiếp thu, chỉnh lý trong dự thảo Luật; nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Hải quan, Luật Giá, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị làm rõ sự cần thiết, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan và đề xuất phương án cụ thể bổ sung quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca hoặc kiến nghị giải pháp phù hợp khác để điều chỉnh nội dung này, bảo đảm tính đồng bộ, chặt chẽ, khả thi, phù hợp với vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của đối tượng được điều chỉnh.
Về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chỉnh lý Điều 55 của dự thảo Luật theo hướng xét tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang đối với Thanh niên xung phong tham gia kháng chiến, với tiêu chuẩn tương tự Huy chương Chiến sỹ vẻ vang. Đồng thời, đề nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ sớm báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền trong quý I/2022 trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Ban Công tác đại biểu được giao phối hợp với Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Xã hội và Ban Soạn thảo xây dựng dự thảo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhóm cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và việc tặng kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để gửi kèm dự án Luật khi xin ý kiến đại biểu Quốc hội.
Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) đã đạt được sự đồng thuận cao giữa cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo. Các ý kiến của thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với dự thảo luật và dự thảo báo cáo.
Tuy nhiên, đây là một luật rất khó, do đó cần phải tiếp tục rà soát lại mục tiêu, quan điểm, yêu cầu khi xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi). Đồng thời đề nghị lưu ý về giải thích từ ngữ trong luật, phân loại phim, hành vi nghiêm cấm, cụ thể cấm vấn đề gì, làm rõ về việc xử lý vi phạm, cũng như các giải pháp ngăn chặn, tránh tình trạng nêu chung chung.
Hoạt động của các đại biểu Quốc hội tại nghị trường. Ảnh Quochoi.vn.
Đối với dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí nội dung của dự thảo Luật và đề nghị cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo (Bộ Tài chính) nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Các ý kiến thống nhất quy định về bảo hiểm vi mô trong dự thảo Luật; đề nghị rà soát, hoàn chỉnh thêm để bảo đảm khả thi khi tổ chức thực hiện.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí dừng trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm, tuy nhiên Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục duy trì Quỹ. Vì vậy, đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ có ý kiến chính thức, nêu rõ sự cần thiết phải duy trì Quỹ này, hiệu quả sử dụng Quỹ thời gian qua, đánh giá kỹ tác động đối với các đối tượng liên quan.
Tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện các quy định về các loại hình bảo hiểm; các hình thức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm; hợp đồng bảo hiểm tại dự thảo Luật như hợp đồng bảo hiểm vô hiệu, nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm bảo đảm bao quát đầy đủ các trường hợp, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm…, bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc chung về hợp đồng theo quy định của Bộ Luật Dân sự cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên./.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh tặng quà người có công, gia ...
BHXH huyện Yên Bình: Thi đua tạo động lực phát triển
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?