Bộ Y tế hướng dẫn xét nghiệm và một số biện pháp phòng chống dịch khi giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội
15/09/2021 01:37 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng 15/9, Bộ Y tế- cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 điện Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các tỉnh, thành phố về việc xét nghiệm và một số biện pháp phòng chống dịch khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội.
Theo đó, tại công điện do Bộ trưởng ộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký ban hành cho biết, tình hình dịch COVID-19 hiện vẫn đang diễn biến phức tạp và có thể kéo dài tại nhiều địa phương, đặc biệt với biến chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn, khả năng phát tán mầm bệnh cao, lây lan nhanh chóng (nồng độ virus trong dịch hầu họng gấp khoảng 1000 lần so với các chủng SARS-CoV-2 trước).
Trong thời gian qua, 23 tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội và đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc làm chậm tốc độ lây lan dịch bệnh.
"Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như thực hiện chưa nghiêm việc giãn cách, chưa xác định được mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch nhất là vấn đề xét nghiệm, dẫn đến phải thực hiện giãn cách kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống người dân"- Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.
Thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch COVID-19. Ảnh: BYT
Tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tại công điện này Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia) đề nghị đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc các công điện, kết luận của Thủ tướng Chính phủ và tập trung một số nội dung, cụ thể:
Thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất.
Khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội (sau đây gọi là giãn cách) phải xác định được phạm vi, quy mô giãn cách theo nguyên tắc ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể (thôn, xóm, tổ, ấp, khu phố…).
Mục tiêu của thực hiện giãn cách là phải kiểm soát dịch nhanh nhất có thể (trong thời gian 14 ngày).
Triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp bao gồm:
-Thực hiện nghiêm việc giãn cách;
-Đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân, không để thiếu ăn, thiếu mặc;
-Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp về y tế như xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng, đảm bảo người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở;
- Đảm bảo an dân, an ninh, an toàn trật tự xã hội, đồng thời tuyên truyền, vận động và huy động người dân tham gia công tác phòng, chống dịch.
Vùng đỏ, vùng cam phải xét nghiệm 3 lần trong 7 ngày
Thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch. Đối với các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cam) phải xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày, ưu tiên sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để bóc tách ngay các trường hợp F0 nhằm cách ly nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời. Có thể kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh và xét nghiệm Realtime RT-PCR (RT-PCR).
Công điện của Bộ Y tế đề nghị các địa phương tập trung lực lượng lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; chia nhỏ điểm lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy mẫu; việc lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh có thể được thực hiện bởi tình nguyện viên hoặc người dân.
Khẩn trương điều động lực lượng ở các địa bàn đang ở mức bình thường mới để tập trung hỗ trợ lấy mẫu cho các địa bàn nguy cơ rất cao, nguy cơ cao.
Trường hợp vượt quá khả năng, kịp thời trao đổi với các tỉnh, thành phố lân cận để được hỗ trợ hoặc báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Triển khai ngay các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn có nguy cơ cao, nguy cơ rất cao
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương thành lập và triển khai ngay các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn có nguy cơ cao, nguy cơ rất cao; địa điểm có thể lựa chọn tại trường học, nhà văn hóa, khu công sở... trên địa bàn theo nguyên tắc gần dân nhất.
Về nhân lực, trang thiết bị, thuốc và hoạt động thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21/8/2021; Quyết định 4038/QĐ-BYT ngày 21/8/2021; Quyết định 4109/QĐ-BYT ngày 26/8/2021; Quyết định 4349/QĐ-BYT ngày 10/9/2021). Chuẩn bị sẵn sàng về địa điểm, trang thiết bị, nhân lực đối với các xã, phường, thị trấn ở mức có nguy cơ và bình thường mới để kịp thời triển khai khi nâng mức nguy cơ.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo, phổ biến và tổ chức thực hiện đến tất cả các quận, huyện, xã, phường, thị trấn; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện./.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?