Lồng ghép giới trong giảm nghèo và an sinh xã hội: Ưu tiên phụ nữ hưởng lợi
17/06/2021 11:26 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong việc giảm bất bình đẳng xã hội cả về bình đẳng giới, thu nhập và tiếp cận dịch vụ xã hội. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025 nêu rõ, chú trọng nội dung lồng ghép bình đẳng giới, tiếp tục duy trì nguyên tắc “ưu tiên phụ nữ hưởng lợi”.
Ảnh minh họa
Mới đây, tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội tổ chức tọa đàm "Lồng ghép vấn đề giới trong đề xuất đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025".
Bảo đảm nguyên tắc "ưu tiên phụ nữ hưởng lợi"
Báo cáo tóm tắt đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Tô Đức cho biết, Chính phủ đã ban hành khá đồng bộ, toàn diện, ưu tiên các đối tượng yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn; từng bước giảm dần chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Lê Thị Nguyệt chủ trì tọa đàm.
"Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, bảo đảm mức sống tối thiểu. 63 tỉnh, thành phố đã chủ động ban hành bổ sung nhiều chính sách đặc thù lĩnh vực giảm nghèo trên địa bàn để hỗ trợ người nghèo", ông Tô Đức cho biết.
Cũng theo Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, mục tiêu tổng quát của đề xuất đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025 là thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo;
Song song, hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu bền vững, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống và các địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn.
Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao và thị trường lao động đồng bộ, hiện đại nhằm tạo việc làm đầy đủ, việc làm tốt cho tất cả mọi người; phát triển hệ thống trợ giúp xã hội chuyên nghiệp, giảm bất bình đẳng xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững. Theo đó, Chương trình gồm 4 Dự án và 11 Tiểu Dự án.
Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo Tô Đức báo cáo tại tọa đàm.
Về lồng ghép giới, ông Tô Đức nhấn mạnh, trong thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 - 2020 đã bảo đảm nguyên tắc "ưu tiên phụ nữ hưởng lợi".
Cụ thể, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 có xác định đối tượng hưởng lợi ưu tiên là phụ nữ. Đặc biệt, cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình luôn bảo đảm có sự tham gia của phụ nữ.
Nhiều thành tựu đáng ghi nhận
Kế thừa kết quả đạt được, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025 chú trọng nội dung lồng ghép bình đẳng giới, tiếp tục duy trì nguyên tắc "ưu tiên phụ nữ hưởng lợi"; thiết kế chương trình, phụ nữ thuộc hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo là đối tượng ưu tiên hưởng lợi.
Toàn cảnh tọa đàm.
Ngoài ra, cần phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam để triển khai các dự án giao cho phụ nữ thực hiện về phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo.
Tại cuộc họp, một số đại biểu cũng nhận định, đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng những vấn đề về bình đẳng giới trong đời sống kinh tế - xã hội. Phụ nữ phải đối mặt với những thách thức lớn như: Nghèo đói và bất an kinh tế, mất việc làm, giảm thu nhập, mất an ninh về lương thực và di cư.
Đại dịch cũng đã làm gián đoạn việc làm trong nhiều thành phần kinh tế có đông lao động nữ, trong khu vực phi chính thức, làm nông nghiệp, bán hàng rong...
Phụ nữ cũng hạn chế trong cách tiếp cận đến các dịch vụ bảo trợ xã hội, trợ cấp thất nghiệp hoặc hỗ trợ tài chính của Nhà nước. Do đó cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề lồng ghép giới trong các chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội trong thời gian tới.
Trước các ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Lê Thị Nguyệt đề nghị Bộ LĐ-TB&XH tiếp thu các ý kiến của đại biểu, thể hiện rõ hơn nội dung về lồng ghép giới, có các cơ chế, chính sách phù hợp để phụ nữ được thụ hưởng chính sách, được tạo điều kiện để phát huy được vai trò của mình trong tạo lập sinh kế bền vững và thoát nghèo.
Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội nhấn mạnh, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong việc giảm bất bình đẳng xã hội cả về bình đẳng giới và thu nhập, tiếp cận dịch vụ xã hội.
Bà Nguyệt tin tưởng Đảng và Nhà nước tiếp tục có nhiều chính sách, chương trình hướng tới nhóm đối tượng để đảm bảo bình đẳng giới; việc thực hiện các chính sách, pháp luật về các Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững sẽ đạt những kết quả thiết thực nhất.
Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 có điểm mới so với giai đoạn trước là bổ sung an sinh xã hội bền vững, tích hợp với các mục tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội 2021 - 2025 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của Đảng, Chính phủ và cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Theo Báo Dân sinh
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Công tác thanh tra kiểm tra ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo ...
Khối Thi đua số V: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?