45 năm ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất

26/04/2021 08:38 AM


Ngày 25/4/1976, nhân dân hai miền Bắc – Nam nô nức tham gia Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI.

Đây là lần thứ hai cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức trên phạm vi cả nước, sau lần đầu tổ chức đầu tiên, ngày 6/1/1946. Hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98,8%) đi bỏ phiếu, 492/605 ứng cử viên đã trúng cử.

Cuộc Tổng tuyển cử là một thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên con đường tiến tới hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, là dấu son trong lịch sử phát triển và xây dựng của dân tộc, của đất nước. 

Đồng chí Trường Chinh, Trưởng đoàn đại biểu miền Bắc và đồng chí Phạm Hùng, Trưởng đoàn đại biểu miền Nam ký văn kiện chính thức sau Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc, ngày 21/11/1975. Ảnh: TTXVN

Hội đồng bầu cử miền Bắc họp lần thứ nhất. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đọc diễn văn khai mạc Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc, ngày 15/11/1975 tại Sài Gòn (từ 2/7/1976 được đổi tên là TP Hồ Chí Minh). Ảnh: TTXVN

Hội đồng bầu cử Quốc hội thống nhất miền Nam họp lần thứ nhất tại Sài Gòn (từ 2/7/1976 được đổi tên là TP Hồ Chí Minh), ngày 3/3/1976. Ảnh: TTXVN

Tối 22/4/1976, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh chào mừng cuộc Tổng tuyển cử, chào mừng các vị ứng cử đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch Nguyễn Lương Bằng, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới dự. Ảnh: Thế Trung/TTXVN

Ông Hồ Vai, dân tộc Pa Kô, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam và Ủy ban Liên minh Các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội chung cả nước, tiếp xúc với cử tri xã Mỹ Thủy (Thừa Thiên cũ), tỉnh Bình Trị Thiên. Ảnh: TTXVN

Ngày 23/4/1976, hàng vạn nhân dân thành phố Sài Gòn (từ 2/7/1976 được đổi tên là TP Hồ Chí Minh) mít tinh chào mừng ngày bầu cử Quốc hội thống nhất đất nước. Ảnh: Huy Hoàng/TTXVN

Nhân dân khối 35, khu phố 2, khu phố đông dân nhất thành phố Nam Định (Hà Nam Ninh) kiểm tra tên mình trong bảng danh sách cử tri. Ảnh: Trần Phác/TTXVN

Cử tri khu phố Nhà Chung, Hoàn Kiếm (Hà Nội) xem danh sách ứng cử viên trước khi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VI. Ảnh: TTXVN

Sáng 23/4/1976, Đồng chí Xuân Thủy, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử miền Bắc kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại khu vực bỏ phiếu số 2, Hà Nội. Ảnh: Xuân Lâm/TTXVN

7h15 ngày 26/4/1976, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến bỏ phiếu tại khu vực bỏ phiếu số 13, tiểu khu Phan Đình Phùng, Khu phố Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Kim Hùng/TTXVN

Chủ tịch Tôn Đức Thắng bỏ phiếu tại hòm phiếu số 18, tiểu khu Lê Hồng Phong, khu phố Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Sáng 25/4/1976, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đến bỏ phiếu tại hòm phiếu số 30, khu vực 1, khu phố Ba Đình (Hà Nội). Ảnh: Văn Bảo/TTXVN

Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ bầu cử tại hòm phiếu 176, phường Bình Tây, quận 6, TP Sài Gòn (từ 2/7/1976 được đổi tên là TP.Hồ Chí Minh). Ảnh: TTXVN

Sáng 25/4/1976, đồng chí Phạm Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng bộ miền Nam, đại diện Đảng Lao động Việt Nam tại Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đi bỏ phiếu bầu Quốc hội thống nhất tại tổ 509 khu vực 2, Bến Nghé, TP Sài Gòn (từ 2/7/1976 được đổi tên là TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Văn Lượng/TTXVN

Bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bỏ phiếu tại hòm phiếu 176 phường Bình Tây, quận 6, TP Sài Gòn (từ 2/7/1976 được đổi tên là TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Huy Hoàng/TTXVN

Công nhân Công ty Đường sắt 773 (Liên hiệp xí nghiệp cục Công trình 1 - Bộ Giao thông vận tải) đang xây dựng cầu Yên Xuân (Nghệ Tĩnh), tham gia bầu cử Quốc hội khóa VI tại công trường. Ảnh: Lan Xuân/TTXVN

Sinh viên trường Đại học Nông nghiệp 3 (Bắc Thái) bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VI (25/4/1976). Ảnh: Vũ Hanh/TTXVN

Cán bộ, chiến sĩ hải quân Hạm đội 147 tham gia bầu cử Quốc hội thống nhất, ngày 25/4/1976 tại hòm phiếu 512, khu vực 4 TP Sài Gòn (từ 2/7/1976 được đổi tên là TP.Hồ Chí Minh). Ảnh: Ngọc Đản/TTXVN

Giáo dân xã đạo Phát Diệm (Kim Sơn, Hà Nam Ninh) đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa VI (25/4/1976). Ảnh: TTXVN

Hòm phiếu lưu động tại cầu cảng Hải Phòng. Ảnh: TTXVN

Cử tri khu phố Nhà Chung, Hoàn Kiếm (Hà Nội) xem danh sách ứng cử viên trước khi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VI. Ảnh: TTXVN

Theo TTXVN