Gia Lai: Tích cực thực hiện BHYT học sinh, sinh viên

29/08/2017 09:22 AM


Năm học 2016-2017, toàn tỉnh Gia Lai có 841 trường tham gia BHYT cho học sinh, sinh viên (HSSV) với 336.180 em tham gia (tăng 3,77% so với năm học 2015-2016) chiếm 88,35% tổng số HSSV.

Ảnh minh họa.

Theo báo cáo của BHXH tỉnh, số HSSV tham gia BHYT là 336.180 học sinh (tăng 3,77% so với năm học 2015-2016) chiếm 88,35% tổng số HSSV, HSSV tham gia BHYT theo nhóm đối tượng khác là 134.195 học sinh (tăng 3,06% so với năm học 2015-2016) chiếm 35,26% tổng số HSSV; HS mẫu giáo mầm non được ngân sách nhà nước cấp thẻ BHYT theo đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi là 83.621 em (tăng 11,09% so với năm học 2015-2016) chiếm 21,97%; HSSV tham gia BHYT tại trường là 118.364 em chiếm 31,11% tổng số HSSV.

Tỷ lệ HS - SV tham gia BHYT tăng

Năm học 2016-2017, ngành Giáo dục và Đào tạo đã có 267 cán bộ, viên chức nghỉ hưu theo chế độ, 175 HĐLĐ nghỉ hưởng chế độ 1 lần, 01 trường hợp hưởng TNLĐ và 23 trường hợp hưởng chế độ tử tuất. Số lượt cán bộ, giáo viên được hưởng chế độ ngắn hạn 2.707 lượt người, tăng 3,05% so với năm học 2015-2016 (2.074 lượt). Trong đó; ốm đau 859 lượt, với số tiền trên 968 triệu đồng; thai sản 1.483 lượt, số tiền trên 24.594 triệu đồng; dưỡng sức 365 lượt, số tiền trên 768 triệu đồng, giải quyết bảo hiểm thất nghiệp cho 20 người, số tiền trên 154 triệu đồng. Thanh toán chi phí KCB BHYT cho cán bộ giáo viên luôn được quan tâm đúng mức, đã thanh toán cho 27.625 lượt KCB BHYT, tăng 31,34% so với năm học 2015-2016 (số lượt 21.032), với số tiền 6.145 triệu đồng, tăng 43,21% so với năm học 2015-2016 (4.482 triệu đồng). Trong đó; thanh toán nội trú 3.868 lượt; với số tiền trên 3.438 triệu đồng; ngoại trú 23.757 lượt, với số tiền trên 2.977 triệu đồng; thanh toán trực tiếp cho 13 lượt, với số tiền trên 16 triệu đồng, tần suất KCB BHYT cho cán bộ giáo viên là 1,21%/lần/năm học. Và số HSSV tham gia BHYT là 336.180 em, tăng 3,77% so với năm học 2015-2016 (tăng 10.301 em), chiếm 88,35% tổng số HSSV. Trong đó, HSSV tham gia BHYT theo nhóm đối tượng khác như người nghèo, người cận nghèo, người sống ở vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn, người DTTS sống vùng có điều kiện KTXH khó khăn, đối tượng thân nhân người có công, thân nhân công an, quân đội là 134.195 em, tăng 3,06% so với năm học 2015-2016, chiếm 35,26% tổng số HSSV; HS mẫu giáo mầm non được NSNN cấp thẻ BHYT theo đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi 83.621 em, tăng 11,09% so với năm học 2015-2016, chiếm 21,97% tổng số HSSV; HSSV tham gia BHYT tại trường 118.364 em, giảm 1,69% so với năm học 2015-2016, chiếm 31,11% tổng số HSSV, còn 44.319 HSSV chưa được tham gia BHYT, chiếm 11,65%.

Năm học 2016-2017, BHXH đã thanh toán chi phí KCB BHYT tại tỉnh cho 91.661 lượt KCB BHYT HSSV, với số tiền trên 25,31 tỷ đồng. Trong đó: Chi KCB BHYT nội trú 6.066 lượt, số tiền 5.144 triệu đồng; Ngoại trú 51.871 lượt, số tiền 5.925 triệu đồng, chi trực tiếp 19 lượt, số tiền 213 triệu đồng. Số còn lại KCB BHYT đa tuyến ngoài tỉnh. Trong đó, chi KCB BHYT nội trú 6.066 lượt, số tiền 5.144 triệu đồng; Ngoại trú 51.871 lượt, số tiền 5.925 triệu đồng, chi trực tiếp 19 lượt, số tiền 213 triệu đồng. Một số trường hợp HSSV điều trị chi phí lớn như em Phan Bùi Hữu Ân sinh năm 2003 ở thị xã An Khê, em bị bỏng, loét điều trị tại BV đa khoa khu vực An Khê, thời gian em nằm viện lên đến 134 ngày. Nhờ tham gia BHYT nên chi phí phẫu thuật, điều trị của em được bảo hiểm chi trả hơn 840 triệu đồng, số tiền trên đã hỗ trợ rất nhiều cho gia đình trong giai đoạn khó khăn, nhiều trường hợp được chi trả nhiều như: Em Lê Thị Quỳnh Anh ở thị trấn Chư Sê sinh năm 2000 điều trị cong vẹo cột sống với số tiền trên 92,95 triệu đồng. Em Bùi Thị Ánh Tuyết sinh năm 2001 ở thị trấn Chư Sê điều trị u ác vùng sau phúc mạc với số tiền trên 55,7 triệu đồng… Bên cạnh đó, số tiền trích lại từ BHYT cho y tế học đường mỗi năm đang là nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động y tế của nhà trường, góp phần quan trọng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho HSSV. Năm học 2016-2017, BHXH Gia Lai đã chi 6.354 triệu đồng cho các nhà trường để chi CSSKBĐ cho HSSV, tăng 25% so với cùng kỳ năm học trước. Đây là nguồn kinh phí quan trọng giúp các nhà trường thực hiện y tế học đường cho HSSV, giúp các em có sức khỏe để học tập, rèn luyện, chuẩn bị tốt hành trang lập nghiệp, xây dựng đất nước. Chi hỗ trợ thù lao cho 384 người được nhà trường cử làm đại diện thu BHYT HSSV ở nhà trường, với số tiền trên 2.116 triệu đồng, tăng 1,29% so với năm học 2015-2016.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác thực hiện BHXH, BHYT cho cán bộ, giáo viên và BHYT HSSV còn một số hạn chế đó là: Việc triển khai thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho cán bộ giáo viên và BHYT HSSV chưa được nhà trường quan tâm đúng mức; công tác thẩm định thời gian công tác trước năm 1995 cho cán bộ, giáo viên còn nhiều khó khăn, nhất là những trường hợp bị thất lạc hồ sơ; công tác tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định hưởng thâm niên nghề ở một số đơn vị chậm được triển khai; công tác lập báo tăng, giảm lao động, tiền lương và các khoản phụ cấp đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho cán bộ, giáo viên ở một số đơn vị chưa kịp thời, dẫn đến việc tính lãi chậm đóng, ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ BHXH, BHYT cho cán bộ, giáo viên và người lao động. Tỷ lệ HSSV tham gia BHYT tuy có cao hơn năm trước, nhưng vẫn chưa đạt được chỉ tiêu 90% học sinh tham gia BHYT theo chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 28/7/2015 của UBND tỉnh Gia Lai. Chất lượng khám KCB BHYT đã có chuyển biến bước đầu quan trọng, nhưng chưa được cải thiện nhiều, chưa đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người có thẻ BHYT khi đến cơ sở KCB theo quy định. Cán bộ, giáo viên và HSSV còn chưa hài lòng về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh, chuyển tuyến và thanh toán BHYT. Công tác y tế trường học chưa được quan tâm đầu tư, củng cố và phát triển, nhiều trường không tổ chức được y tế học đường, những nơi tuy có được tổ chức, nhưng chất lượng hoạt động hạn chế, ảnh hưởng đến công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HSSV ngay tại nhà trường. Mặt khác, tác dụng của y tế trường học chưa đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho HSSV, đồng thời các bậc phụ huynh chưa hài lòng trong KCB BHYT tại một số cơ sở y tế, nên công tác phát triển HSSV tham gia BHYT còn hạn chế.

Giải pháp cho năm học mới

Bước sang năm học mới 2017 – 2018, liên ngành BHXH tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai tiếp tục tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác BHYT HSSV tại địa phương. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền Luật BHYT, nhất là BHYT HSSV đến giáo viên, phụ huynh học sinh ngay từ đầu năm học để nâng cao hiểu biết về ý nghĩa, tầm quan trọng, quyền, lợi ích, trách nhiệm của việc tham gia BHYT và BHYT HSSV. Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh công tác giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT tại các cơ sở giáo dục, rút ngắn thời gian, chi phí cho đơn vị, trong giải quyết chế độ chính sách BHXH, BHYT cho cán bộ giáo viên, kịp thời điều chỉnh tăng, giảm và giải quyết các chế độ BHXH, BHYT cho người lao động đúng theo quy định. Tổ chức thực hiện BHYT HSSV tại các nhà trường đảm bảo khoa học, thuận tiện, thiết thực, thực hiện tốt từ khâu tuyên truyền, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện BHYT HSSV khi bước vào năm học mới, quy định khoản thu BHYT HSSV là khoản thu bắt buộc, yêu cầu các nhà trường thông báo đến HSSV, các bậc phụ huynh học sinh biết thực hiện; giao chỉ tiêu HSSV tham gia BHYT. Tổ chức tốt y tế trường học để thực hiện có hiệu quả thiết thực công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HSSV ngay tại nhà trường, củng cố và phát triển nhanh mạng lưới y tế trường học, đảm bảo các nhà trường đều có cán bộ làm công tác này, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được trích từ quỹ BHYT của HSSV theo đúng quy định. Tăng cường mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa ngành BHXH, ngành Giáo dục & Đào tạo, ngành Y tế để thực hiện tốt việc KCB, đảm bảo quyền lợi BHYT tốt nhất cho cán bộ giáo viên và HSSV, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HSSV tại nhà trường, tránh phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực làm ảnh hưởng đến lòng tin của cán bộ, giáo viên, HSSV, các bậc phụ huynh học sinh vào chính sách BHYT. Định kỳ sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện. Kịp thời khen thưởng động viên cho tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT cho cán bộ giáo viên và BHYT cho HSSV, góp phần thực hiện tốt chính sách BHXH cho mọi người lao động và BHYT toàn dân./.  

 

Phương Chi