Khai mạc Phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 04/2024
01/04/2024 02:55 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Phiên họp chuyên đề pháp luật Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra từ ngày 1 - 2/4/2024 tại Nhà Quốc hội. Trong 2 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XV tới đây.
Sáng 1/4, tại Nhà Quốc hội (Thủ đô Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự kiến trong 2 ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 2 nhóm vấn đề.
Nhóm vấn đề thứ nhất là cho ý kiến vào các dự án Luật trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ bảy (tháng 5/2024) gồm: dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi); dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi) và Luật Phòng không nhân dân.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên họp. Ảnh: Quochoi
“Trong đó, theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trường hợp dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (sửa đổi) được chuẩn bị tốt, quá trình thảo luận tại Quốc hội nhận được đồng thuận cao thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét phối hợp với Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ bảy theo quy định tại một kỳ họp”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết.
Nhóm vấn đề thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vị trí việc làm đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương, cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội cho biết, từ 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương, trong đó nội hàm cơ bản nhất của chính sách này là trả lương theo vị trí việc làm, chức vụ và chức danh của cán bộ lãnh đạo.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, để tiến hành xây dựng hệ thống thang, bảng lương, điều đầu tiên là phải xây dựng được vị trí việc làm. Theo phân công của Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải xem xét ban hành Nghị quyết để làm căn cứ xây dựng thang, bảng lương. Phạm vi áp dụng cho đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương; cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Viện Nghiên cứu lập pháp; Tòa án nhân dân Tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao; Kiểm toán Nhà nước.
Toàn cảnh Phiên họp.
“Từ nay đến thời điểm cải cách tiền lương không còn dài, do đó chúng ta phải khẩn trương hoàn thành công việc hết sức quan trọng này”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thông tin thêm, sau Phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục họp thêm (ngoài phiên họp thường kỳ tháng 4, tháng 5) để xem xét các dự án Luật còn lại trình Quốc hội tại kỳ họp thứ bảy.
Ngay sau phần khai mạc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành cho ý kiến vào dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)./.
PV
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH tỉnh Cà Mau quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công ...
BHXH tỉnh Quảng Nam hoàn thành chi trả lương hưu, trợ cấp ...
BHXH Việt Nam đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người hưởng ...
Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh ...
Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và phương ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?