Chính phủ đã tích cực, chủ động triển khai nhiều giải pháp để thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nghị quyết của Quốc hội
06/11/2023 02:23 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Tiếp tục chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Sáu, sáng nay, 6/11, Quốc hội đã nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo Tổng hợp nội dung thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội Khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết Kỳ họp thứ Tư về giám sát chuyên đề và chất vấn.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu. Ảnh: Quang Khánh
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát việc thực hiện 10 nghị quyết trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến Kỳ họp thứ Tư về giám sát chuyên đề và chất vấn, liên quan tới 21 lĩnh vực, trong đó, có một số lĩnh vực được Quốc hội quan tâm, tiến hành giám sát nhiều lần.
Cụ thể, các lĩnh vực: kế hoạch và đầu tư; tài chính; lao động, thương binh và xã hội; nội vụ (có 2 nghị quyết chất vấn và 1 nghị quyết giám sát chuyên đề). Lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội (có 1 nghị quyết chất vấn và 2 nghị quyết giám sát chuyên đề); lĩnh vực tài nguyên và môi trường (có 1 nghị quyết chất vấn và 1 nghị quyết giám sát chuyên đề). Các lĩnh vực: giáo dục và đào tạo; y tế; giao thông vận tải; nông nghiệp và phát triển nông thôn; xây dựng; ngân hàng; thông tin và truyền thông; thanh tra (có 2 nghị quyết chất vấn).
Ngoài ra, có một số lĩnh vực được giám sát thông qua 1 trong 10 nghị quyết, gồm: công thương; văn hóa, thể thao và du lịch; khoa học và công nghệ; tư pháp; tòa án; kiểm sát; kiểm toán.
Tổng Thư ký Quốc hội nêu rõ, Báo cáo của Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao và Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đánh giá việc thực hiện đã bám sát các nội dung trong nghị quyết của Quốc hội, đã khái quát những kết quả đạt được, một số hạn chế, bất cập trong việc thực hiện các nghị quyết về giám sát chuyên đề và chất vấn, chỉ ra được nguyên nhân và xác định các giải pháp cụ thể để tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, một số báo cáo gửi đến các cơ quan của Quốc hội để thẩm tra bổ sung còn chậm so với thời hạn yêu cầu, một số nội dung trong báo cáo chủ yếu liệt kê các công việc đã triển khai trong thời gian qua mà chưa có sự đánh giá, phân tích, so sánh về hiệu quả, cũng như đánh giá sự chuyển biến từ khi triển khai các yêu cầu, giải pháp nêu trong nghị quyết của Quốc hội; chưa nêu rõ những nhiệm vụ đã hoàn thành, những nhiệm vụ chưa hoàn thành, những nhiệm vụ đang trong quá trình triển khai thực hiện theo yêu cầu; một số tồn tại, hạn chế, nhiệm vụ, giải pháp còn chung chung, chưa gắn với quá trình tổ chức thực hiện; chưa làm rõ được trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.
Về kết quả đạt được ở những lĩnh vực cụ thể, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư: đã tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc về đầu tư công; khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, kéo dài; tập trung đầu tư các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm tạo sự lan tỏa, kết nối liên vùng. Việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã phát huy hiệu quả, kịp thời bổ sung nguồn lực lớn hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, làm giảm bớt khó khăn của người dân, doanh nghiệp, nhiều chỉ số quan trọng được cải thiện đáng kể.
Trong lĩnh vực tài chính: việc cân đối ngân sách nhà nước được bảo đảm; kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý tài sản công được nâng cao; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có nhiều chuyển biến. Trong lĩnh vực ngân hàng: các chính sách tiền tệ được thực hiện chủ động, linh hoạt, kết hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác; việc xử lý sở hữu chéo, đầu tư chéo khá hiệu quả, tình trạng thao túng ngân hàng từng bước được kiểm soát; việc xử lý nợ xấu đạt kết quả tích cực; tín dụng tăng trưởng khá, chất lượng tín dụng được cải thiện.
Trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường: chính sách, pháp luật về đất đai đang được hoàn thiện; đã ban hành một số quy chuẩn quốc gia về môi trường. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã có sự chuyển biến, góp phần giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: tiếp tục quan tâm sắp xếp mạng lưới trường, lớp; tiếp tục chú trọng đến việc đầu tư, bảo đảm cơ sở vật chất cho các trường, lớp học. Việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT được quan tâm đổi mới, bảo đảm sự minh bạch, khách quan, giảm tiêu cực. Việc ban hành chính sách và thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được triển khai đồng bộ ở các cấp học, trình độ đào tạo, tạo bước chuyển biến quan trọng về quy mô và chất lượng.
Các đại biểu dự Phiên chất vấn. Ảnh: Quang Khánh
Trong lĩnh vực y tế: đã triển khai nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh, kiểm soát thành công dịch Covid-19. Chính sách, pháp luật về khám, chữa bệnh, xã hội hóa dịch vụ y tế tại các bệnh viện công lập, chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhân viên y tế được quan tâm sửa đổi, bổ sung.
Trong lĩnh vực kiểm toán: các quy trình, hướng dẫn kiểm toán được hoàn thiện; kế hoạch kiểm toán bám sát yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hoàn thành việc triển khai Hệ thống công khai báo cáo kiểm toán của KTNN...
Tuy nhiên, theo Tổng Thư ký Quốc hội, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn theo từng lĩnh vực.
Do đó, Tổng Thư ký Quốc hội nhấn mạnh, công tác giám sát lại cần được tiếp tục triển khai để bảo đảm các nghị quyết của Quốc hội được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc; đánh giá được sự chuyển biến so với yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra trong các nghị quyết của Quốc hội. Để thực hiện có hiệu quả công tác giám sát lại trong các giai đoạn tiếp theo, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cần chủ động, tích cực tổ chức giám sát, khảo sát để phục vụ việc xây dựng báo cáo thẩm tra các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, KTNN về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn.
Cùng với đó, Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước cần đề cao trách nhiệm cá nhân, công tác phối hợp hành động để thực hiện có hiệu quả hơn các nghị quyết của Quốc hội; chú trọng công tác ban hành văn bản kế hoạch triển khai, phân công thực hiện đối với từng nghị quyết, giao cơ quan chủ trì báo cáo, đầu mối phối hợp, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện; những vấn đề cần phối hợp nhiều cơ quan, cần có lãnh đạo cấp trên trực tiếp theo dõi, chỉ đạo thực hiện sau khi có nghị quyết của Quốc hội.
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh tặng quà người có công, gia ...
Báo chí có đóng góp rất quan trọng vào kết quả nổi bật của ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?