BHYT “phao cứu sinh” của nhiều người
19/04/2023 10:19 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Thực tế, đa số người dân khi tham gia BHYT đều không mong muốn sử dụng thẻ BHYT để đi khám, chữa bệnh; chủ yếu là phòng ngừa rủi ro khi không may ốm đau, bệnh tật cần phải điều trị. Nhờ ý thức được giá trị của thẻ BHYT là phòng ngừa rủi ro, nên nhiều người tham gia đã được chia sẻ gánh nặng về tài chính khi mắc bệnh phải điều trị chi phí cao.
Cách làng nghề dệt chiếu Cà Hom (xã Hàm Tân, huyện Trà Cú) không xa, có một gia đình khi nhắc đến ai cũng biết, ông Sơn Cơn và bà Trương Thị Vinh, gia đình có truyền thống cách mạng được Thủ tướng Chính phủ tặng giấy khen do có thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông Sơn Cơn quê tại Kim Sơn lập gia đình với bà Trương Thị Vinh tại Hàm Tân, hai vợ chồng về Cà Hom lập nghiệp bằng nhiều nghề khác nhau, nhưng bén duyên với nghề buôn bán nhỏ. Mặc dù thu nhập không cao, nhưng vẫn đảm bảo cuộc sống, chăm lo cho các con được đến trường như bao gia đình khác.
Với truyền thống cách mạng, gia đình ông luôn có ý thức, luôn đi đầu trong thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là các chính sách an sinh xã hội ở địa phương. Đặc biệt, khi triển khai thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 04/06/2021 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều xã trong huyện Trà Cú không còn được Nhà nước hỗ trợ cấp BHYT thì gia đình ông Sơn Cơn - bà Trương Thị Vinh vẫn tiếp tục tham gia BHYT cho 03 thành viên.
Hình minh họa (nguồn: Internet)
Chia sẻ với chúng tôi, bà Trương Thị Vinh cho biết: “Đến nay, tôi đã tham gia BHYT được 07 năm. Nhờ tham gia BHYT mà gia đình tôi đã được BHYT chi trả; giúp tôi an tâm, không lo quá nhiều về tài chính khi cả hai vợ chồng tôi đều mắc bệnh nặng, phải điều trị với chi phí cao. Nhất là được hoàn trả lại chi phí điều trị theo quyền lợi 05 năm liên tục”.
Bà Vinh kể, năm 2022, là năm đáng nhớ và năm đầy khó khăn của gia đình. Vừa qua Tết cổ truyền, nhằm mùng 6 Tết thì phát hiện ông Sơn Cơn có dấu hiệu lạ, nói năng lộn xộn không tự chủ bản thân nên gia đình đưa ông lên Trung tâm Y tế huyện Trà Cú thăm khám. Bước đầu, bác sĩ chẩn đoán tai biến do nghẽn mạch máu thái dương dẫn đến ức chế dây thần kinh ngôn ngữ, trong chiều đó đã chuyển viện cho ông lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh. Sau 01 đợt điều trị, bác sĩ cho biết nguyên nhân bị tai biến là do thiếu máu cục bộ vì nhiều năm thiếu máu cơ tim nên hướng dẫn lên Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) đặt máy trợ tim.
Sau hơn một tuần điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, sức khỏe ông phần nào khá hơn nên đã xuất viện và hàng tháng phải lên Bệnh viện Chợ Rẫy tái khám và bảo trì máy trợ tim định kỳ với chi phí lên gần 03 triệu đồng/lần. Riêng tổng chi phí điều trị cho ông từ lúc phát hiện bệnh đến khi xuất viện là hơn 205 triệu đồng; nhưng do ông có thẻ BHYT là hội viên Hội Cựu chiến binh, được hưởng quyền lợi 100% nên chỉ thanh toán các khoản ngoài danh mục, còn lại do Quỹ BHYT chi trả.
Không dừng lại ở đó, sau khi đã điều trị xong cho ông trong năm đó thì tôi thường hay nhức mỏi lại mắt mờ nên quyết định lên bệnh viện mắt Trung ương mổ 02 lần trên 15 triệu đồng. Đến cuối năm 2022, tôi phải lên Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Thành phố Hồ Chí Minh) điều trị do cơn đau chân, nhức mỏi của tôi lại hoành hành. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ báo bị thoái hóa cột sống lưng phải mổ can thiệp; bà Vinh chia sẻ.
Bà kể tiếp, tuy hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhưng gia đình đã đưa tôi đi điều trị. Sau hơn 01 tuần, tôi được xuất viện với tổng chi phí điều trị hơn 147 triệu đồng, được Quỹ BHYT thanh toán hơn 93 triệu đồng, gia đình đồng chi trả chi phí điều trị gần 14 triệu đồng và 40 triệu đồng chi phí phát sinh ngoài danh mục. Nhờ tham gia BHYT 05 năm liên tục, vì vậy khoản chi phí vượt 06 tháng lương cơ sở trong năm tài chính được BHXH huyện Trà Cú thanh toán lại theo quy định và được Quỹ BHYT chi trả 100% chi phí cho các lần khám, điều trị bệnh tiếp theo trong năm.
Được sự hướng dẫn của BHXH huyện Trà Cú, tôi đã làm thủ tục để được thanh toán lại số tiền cùng chi trả vượt hơn 06 tháng lương cơ sở. Được hướng dẫn tận tình, tôi được nhận lại số tiền hơn 4,5 triệu đồng. Tuy số tiền không đáng là bao, nhưng phần nào chia sẻ được các chi phí sinh hoạt trong lúc gia đình gặp khó khăn, bà Vinh nói.
Bà phấn khởi cho biết: nếu không có thẻ BHYT thì gia đình tôi có lẽ đã kiệt quệ, không có tiền để chữa bệnh cho cả hai vợ chồng. Với chi phí điều trị chỉ trong năm 2022 đã lên đến 352 triệu đồng; số tiền này, đối với gia đình, không thể nào xoay sở nổi để chăm lo cho sức khỏe, có thể dẫn đến nợ nần. Hiện sức khỏe tôi đã bình phục, đi lại, phụ bán tạp hóa, đỡ đần cho chồng con, tôi mừng lắm!
Ngoài trường hợp gia đình bà Trương Thị Vinh, tại huyện Trà Cú cũng đã chi trả rất nhiều trường hợp tương tự. Tính từ đầu năm 2023 đến nay, BHXH huyện đã tiếp nhận 07 hồ sơ. Sau xác minh, thẩm định và đã có 05 hồ sơ được chi trả với số tiền trên 46 triệu đồng. Đặc biệt, có 01 trường hợp có số tiền chi trả sau 02 đợt thẩm định với số tiền chi trả lên đến 30,3 triệu đồng.
Có thể thấy, khi rủi ro ập đến, việc có thẻ BHYT như một chiếc “phao cứu sinh” giúp người tham gia có thể yên tâm điều trị bệnh mà không phải quá lo lắng về chi phí điều trị. Vì vậy, mọi người dân cần tích cực, chủ động tham gia BHYT để chia sẻ với những người không may mắn mắc bệnh; đồng thời phòng ngừa rủi ro cho bản thân và gia đình với phương châm “đóng góp khi lành, để dành khi ốm”.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?