Đại biểu Quốc hội: Giá dịch vụ khám, chữa bệnh cần được Nhà nước quản lý thống nhất
09/09/2022 09:39 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chiều 8-9, tiếp tục chương trình hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Cho ý kiến về vấn đề giá dịch vụ khám chữa bệnh, đại biểu cho rằng đây là vấn đề phức tạp của ngành y tế, nếu giải quyết hiệu quả sẽ tháo gỡ được nhiều khó khăn, mở ra cơ hội tự chủ cho các cơ sở y tế, xã hội hóa ngành y tế.
GS.TS Nguyễn Anh Trí cho rằng, lần sửa đổi Luật này là cơ hội lớn để tháo gỡ những vướng mắc, hướng tới thực hiện đúng chủ trương của Đảng về việc tính đúng, tính đủ giá dịch vụ khám chữa bệnh; sửa đổi các quy định hiện hành để các cơ sở y tế quản lý được, thực hiện được một cách công khai, thuận lợi.
Tại Điều 106 của dự thảo Luật quy định, giá khám bệnh, chữa bệnh được xác định dựa trên chi phí tính đầy đủ các yếu tố chi phí, phù hợp với khả năng chi trả và khuyến khích nâng cao chất lượng, phát triển kỹ thuật chuyên môn. Ông Trí cho rằng, chỉ quy định "tính đủ" thì sẽ không đảm bảo được về việc tính đúng. Vì vậy, cần sửa đổi dự thảo luật theo hướng nhấn mạnh tiêu chí "tính đúng, tính đủ" giá dịch vụ y tế, đồng thời quy định cụ thể về chủ thể xác định giá dịch vụ, đảm bảo phù hợp với thực tiễn, đảm bảo các quy định của Luật đi vào đời sống và tạo được hiệu quả rõ ràng khi Luật được ban hành và áp dụng trong thực tiễn.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Cầm (Tiền Giang) phát biểu thảo luận - Ảnh: VGP
Cũng nêu ý kiến về vấn đề này, ĐBQH Nguyễn Thanh Cầm – Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang cho biết, dự thảo luật đang quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở cung cấp. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc niêm yết công khai và chịu sự kiểm tra các yếu tố hình thành giá theo quy định của pháp luật về giá. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm cho rằng cần phải nghiên cứu thêm nội dung này.
Đại biểu nêu rõ, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân thông qua hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền được chăm sóc sức khỏe, được đảm bảo, an sinh xã hội của Nhân dân. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh có tác động trực tiếp đến Quỹ BHYT, ngân sách Nhà nước cũng như tài chính của mỗi người dân.
Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là dịch vụ đặc biệt, người bệnh không có quyền thỏa thuận trả giá. Do vậy, thực hiện nguyên tắc lấy người bệnh làm trung tâm và để đảm bảo quyền lợi của người bệnh, trong bối cảnh hệ thống y tế công ngày càng quá tải và nguy cơ dịch bệnh ngày càng gia tăng thì thẩm quyền quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cần thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý về giá.
Theo đó, Nhà nước ban hành dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập. Nhà nước cũng quy định khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở y tế, thực hiện cơ chế tự chủ và xã hội hóa.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí.
Liên quan đến vấn đề nêu trên, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) bày tỏ sự quan tâm đến điều khoản về hợp tác công tư trong y tế. Đại biểu đề xuất bỏ cụm từ "xã hội hóa y tế", bởi trong lịch sử của Việt Nam cũng như trên thế giới không thấy định nghĩa thế nào là xã hội hóa y tế. Không thể xã hội hóa y tế bằng cách tư nhân bỏ tiền ra làm chung với bệnh viện mua máy đặt trong bệnh viện công để chia nhau lợi nhuận.
Đại biểu cho rằng, chỉ nên quy định 3 hình thức hợp tác công tư trong y tế. Đó là, hình thức thứ nhất là cho vay (ưu đãi cho các bệnh viện được mua sắm, đầu tư, cụ thể hóa trong luật, khuyến khích điều này để bệnh viện sẽ có thể vay tiền của tổ chức tín dụng cũng như những tổ chức quốc tế, bệnh viện đầu tư bằng nguồn tiền vay và có trách nhiệm bảo vệ vốn vay như một doanh nghiệp để bảo vệ trách nhiệm của mình khi vay tiền đầu tư cho y tế.
Hình thức thứ 2 là hình thức thuê, hình thức này đã có nhưng chưa rõ ràng. Đây là hình thức để các bệnh viện, các cơ sở y tế có thể thực hiện với hai chiều. Chiều thứ nhất là bệnh viện công thuê các phương tiện, trang thiết bị của bệnh viện tư, của tư nhân như máy móc, máy đắt tiền, những phương tiện không có đủ điều kiện mua thì thuê. Chiều thứ hai là tư nhân thuê bệnh viện công và cuối cùng là hình thức thứ ba, đó là hợp tác công tư phi lợi nhuận./.
Bên cạnh đó, một số ĐBQH đề nghị bổ sung 1 chương về tài chính trong KCB và 1 chương về hội nghề nghiệp. Tiếp thu ý kiến ĐB, Thường trực Ủy ban Xã hội sẽ phối hợp với cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, tham vấn, cụ thể hóa, bổ sung các quy định này một cách phù hợp.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan giải trình thêm về giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh.
Về các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 6), bà Nguyễn Thúy Anh cho hay, tiếp thu ý kiến ĐB đề nghị bổ sung quy định cấm hành vi khuyến mại nhằm thu hút người đến KCB, có 2 loại ý kiến khác nhau: Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, không nên cấm các cơ sở KCB khuyến mại, vì việc này phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Loại ý kiến thứ hai cho rằng, khuyến mại nếu áp dụng với dịch vụ KCB có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, gây lãng phí xã hội... nên cần quy định cấm tương tự như cấm khuyến mại thuốc chữa bệnh trực tiếp cho người dùng. Sau khi xem xét, Thường trực Ủy ban Xã hội nhất trí với loại ý kiến thứ hai.
Về KCB và hỗ trợ KCB từ xa (Điều 76), bà Nguyễn Thúy Anh cho hay, dự thảo luật quy định về việc thực hiện KCB từ xa được thực hiện trong trường hợp giữa người hành nghề với người bệnh và hỗ trợ KCB từ xa giữa cơ sở KCB này với cơ sở KCB khác. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý quy định về KCB từ xa, vẫn còn có 3 loại ý kiến khác nhau…
Ngoài ra, tại phiên họp, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, đây là dự án luật quan trọng, không chỉ giúp xử lý những vấn đề bức xúc trước mắt mà còn là nền tảng và kim chỉ nam cho cả hệ thống y tế tiệm cận với nền y tế tiên tiến. Do đó, các đại biểu đề nghị xem xét, thông qua dự thảo luật theo quy trình 3 kỳ họp để nghiên cứu kỹ lưỡng những vấn đề đặt ra, bảo đảm những vấn đề đưa ra phải thật sự “chín”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp.
Mặt khác, dự án luật vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm, phân tích thấu đáo để khi được ban hành luật sẽ đi vào cuộc sống và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở khám, chữa bệnh và cả người bệnh.
Giải trình thêm về giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh, tại phiên họp, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nêu rõ: Nếu tại điểm này mà chúng ta đưa ra được các định hướng về giá kết hợp với Luật Giá sẽ tạo nên hành lang pháp lý hết sức phù hợp.
Bộ Y tế sẽ tiếp thu các ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội, bảo đảm lộ trình tính đúng, tính đủ, đáp ứng yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh, cân đối, bảo đảm chi phí.
Tuy nhiên, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cũng thừa nhận, cũng có nhiều áp lực đối với các bệnh viện trong việc tự chủ của mình. Vấn đề này, Bộ Y tế sẽ tiếp tục có các chỉ đạo và hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan để bảo đảm luật sau khi ban hành sẽ khắc phục được những tồn tại hạn chế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc tốt nhất sức khỏe của người dân./.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam chung tay với phong trào “Cả nước chung tay ...
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?