Tăng cường năng lực toàn diện cho y tế cơ sở
30/10/2019 05:52 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 30/10, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIV, Quốc hội thảo luận toàn thể tại Hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước. Tại phiên thảo luận, nhiều ĐBQH đã bày tỏ quan điểm của mình về y tế.
ĐB Dương Xuân Hòa (Lạng Sơn) phát biểu tại phiên thảo luận.
35% số trạm y tế xã cần được đầu tư
Bày tỏ quan điểm của mình về y tế cơ sở, ĐB Dương Xuân Hòa (Lạng Sơn) cho biết, ước tính cả nước hiện còn khoảng 35% số trạm y tế xã cần được đầu tư, chủ yếu là vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Nhiều xã chưa có trạm y tế phải đi mượn cơ sở hoặc xã có trạm nhưng bị xuống cấp hư hỏng nặng. Trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh từ nhiều nguồn, nhiều thời điểm khác nhau nên thiếu tính đồng bộ.
Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Có xu hướng bác sĩ có trình độ năng lực chuyên môn chưa thực sự yên tâm làm việc tại tuyến y tế cơ sở mà muốn làm việc ở tuyến trên. Đội ngũ cộng tác viên y tế thôn, bản còn có mặt hạn chế về chất lượng, hiệu quả hoạt động chưa cao, người dân chưa thực sự tin tưởng với chất lượng khám, chữa bệnh ban đầu tại tuyến y tế cơ sở.
ĐB Hòa kiến nghị, để góp phần khắc phục cơ bản tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên, cần xem xét, đổi mới cơ chế tài chính cho tuyến y tế cơ sở, bảo đảm đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Đồng thời có chính sách thu hút, tăng cường năng lực toàn diện cho tuyến y tế cơ sở.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn việc chấp hành pháp luật về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, bảo đảm mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong sử dụng các dịch vụ y tế và nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng, khám, chữa bệnh.
ĐB Bùi Thu Hằng (Hòa Bình) phát biểu tại phiên thảo luận
Tăng cường năng lực quản lý, rà soát văn bản về BHYT
Cho ý kiến về tự chủ tại các BV công lập, ĐB Bùi Thu Hằng cho biết, thực hiện chủ trương xã hội hoá, đến năm 2018 cả nước đã có 100% BV công thực hiện cơ chế tự chủ với các mức độ khác nhau. Trong đó, 14% BV tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, 27% BV tự bảo đảm chi thường xuyên, 68% BV tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và còn 46% BV tuyến nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Năm 2019, Chính phủ thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm toàn diện đối với 4 BV trực thuộc Bộ Y tế.
Việc thực hiện cơ chế tự chủ đối với các BV công lập đã đạt được nhiều kết quả. Số lượng các BV tự chủ tăng dần qua các năm; kinh phí NSNN cấp chi thường xuyên giảm dần, giúp tăng hiệu quả chi NSNN cho y tế thông qua hỗ trợ người dân mua thẻ BHYT và đầu tư cho y tế dự phòng, y tế cơ sở. Tự chủ còn giúp các BV chủ động thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, sắp xếp tổ chức bộ máy, sử dụng nguồn nhân lực và tài chính có hiệu quả; huy động được nguồn tài chính để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo thiết bị y tế, đảm bảo nâng cao chất lượng KCB. Khuyến khích các BV sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí để nâng cao thu nhập cho cán bộ, trích lập các quỹ và tăng sự hải lòng của người bệnh...
Tuy nhiên, công tác quản lý biên chế đang thực hiện và được điều chỉnh bởi Luật Công chức - Viên chức, việc chi trả tiền lương đang thực hiện theo Nghị định của Chính phủ. Việc thực hiện tự chủ đối với các BV tuyến huyện, đặc biệt các BV vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn do người dân ở xa, khả năng tiếp cận DVYT còn hạn chế. Nhiều BV khi thực hiện tự chủ có số thu không đủ chi lương cho CBCC. Mặt khác, chưa có chế độ đãi ngộ và thu hút cán bộ y tế, nhất là cán bộ giỏi về công tác tại vùng khó khăn, miền núi nên việc chuyển dịch cán bộ y tế từ BV công sang BV tư đang diễn ra...
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên thảo luận.
Bên cạnh đó, tỉ lệ nhân viên trên số giường bệnh tại Thông tư 08/2007 của Bộ Y tế không phù hợp, nhưng cũng chưa được chỉnh sửa kịp thời; nếu đảm bảo theo quy định thì BV phải sử dụng thêm nhân lực gián tiếp... Đây là bất cập đòi hỏi các BV phải tăng cường áp dụng CNTT trong quản lý và thanh quyết toán BHYT, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, giảm nhân lực...
Mặt khác, thực hiện Nghị định số 41/2012, thì nguyên tắc các đơn vị sử dụng theo vị trí việc làm, các cơ sở KCB tự bảo đảm chi thường xuyên không được ngân sách cấp kinh phí, trong khi giá DVYT chưa tính đúng, tính đủ trên các yếu tố như chi phí khấu hao tài sản, nghiên cứu khoa học, chi phí quản lý. Do vậy, để bù đắp chi thường xuyên, trong đó có chi các yếu tố chưa cấu thành giá dịch vụ KCB, các BV đã tăng cường sử dụng các dịch vụ xã hội hoá KCB theo yêu cầu, nhằm đáp ứng yêu cầu của BV là tăng nguồn thu; từ đó sẽ có xu hướng lựa chọn các DVKT có mức chênh lệch thu chi nhiều để sử dụng.
Cũng theo ĐB Hằng, năm 2019, để ứng phó với việc giao dự toán chi KCB BHYT, nhiều BV chủ yếu thực hiện các ca bệnh dễ, còn ca bệnh khó được chuyển lên tuyến trên, gây ra tình trạng quá tải. Do đó, BĐ Hằng đề xuất “Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống chính sách, trong đó có tự chủ BV công lập; đẩy manh thực hiện lộ trình chuyển từ ngân sách cấp cho BV sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT cùng với lộ trình tính đúng, tính đủ; ưu tiên phân bổ ngân sách bảo đảm chi thường xuyên tuyến huyện và vùng núi. Đồng thời, Bộ Y tế cần tăng cường năng lực quản lý, rà soát văn bản về BHYT nhằm sửa đổi cho phù hợp...”./.
PV
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Bắc Giang sớm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về BHXH, ...
Diễn tập ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin khu vực ...
Người dùng đã có thể đăng nhập Cổng Dịch vụ công BHXH Việt ...
Bản tin Audio số 39 - Tuần 4 tháng 11/2024
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?