Kháng kháng sinh dẫn đến chi phí y tế cao hơn và tỷ lệ tử vong gia tăng
15/01/2019 03:48 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đó là thông điệp được Bộ Y tế đưa ra tại Hội nghị Đánh giá 5 năm thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020 tổ chức ngày 14/01 tại Hà Nội. GS.TS.Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế chủ trì Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, GS.TS.Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế cho biết: Việt Nam là một trong các nước những năm gần đây đã chứng kiến mối đe dọa ngày càng lớn của tình trạng kháng kháng sinh do việc sử dụng quá mức, sử dụng không hợp lý ở tất cả các cấp của hệ thống chăm sóc y tế, trong nuôi thủy sản, chăn nuôi và trong cộng đồng. Thực hiện lời kêu gọi và khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về chống kháng thuốc “Không hành động ngày hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn trong trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản… Bộ Y tế xác định công tác phòng, chống kháng thuốc kháng sinh là một nhiệm vụ ưu tiên của Ngành Y tế và cần sự phối hợp của các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ Y tế Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc. Trải qua 5 năm thực hiện kế hoạch hành động, các giải pháp tổng thể đã được triển khai. Bộ Y tế đã thực hiện giải pháp về truyền thông, giáo dục sức khỏe để mọi người hiểu và thực hiện khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm” như: Xây dựng và phổ biến Bộ tài liệu truyền thông cho cộng đồng và cán bộ y tế về kháng thuốc; tổ chức các sự kiện truyền thông;…
Bên cạnh đó, mạng lưới giám sát quốc gia về kháng kháng sinh được thiết lập, với sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Mạng lưới giám sát quốc gia trong giai đoạn hiện nay có 16 Bệnh viện tham tra trong cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Đơn vị giám sát kháng thuốc được thành lập tại Cục Quản lý Khám, chữa bệnh từ năm 2015, đang triển khai giám sát về kháng thuốc kháng sinh và giám sát về sử dụng kháng sinh trong các bệnh viện.
Đối với việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, Bộ Y tế đã phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành các thông tư về quy định xét nghiệm vi sinh; hướng dẫn sử dụng thuốc; hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng; quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị; quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú…
Trong hoạt động đánh giá chất lượng bệnh viện hàng năm, Bộ Y tế luôn đặt vấn đề đánh giá tuân thủ hướng dẫn chuyên môn, chỉ định sử dụng kháng sinh, chất lượng xét nghiệm… là một trong những tiêu chí quan trọng trong nâng cao chất lượng bệnh viện.
TS. Satoko Ostu, Điều phối nhóm bệnh truyền nhiễm và Trưởng nhóm y tế khẩn cấp- Văn phòng Who tại Việt Nam phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, TS. Satoko Ostu, Điều phối nhóm bệnh truyền nhiễm và Trưởng nhóm y tế khẩn cấp - Văn phòng WHO tại Việt Nam nhấn mạnh: Tình trạng kháng thuốc kháng sinh gây tác động lớn đến nền kinh tế, sự phát triển chung của xã hội không chỉ riêng đối với Việt Nam mà còn tác động đến tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay.
Tại Hội nghị các nước G20, Bộ Y tế Việt Nam cũng đã góp phần tích cực cho chương trình nghị sự của Hội nghị trong đó có phòng, chống kháng thuốc. Việt Nam đã hưởng ứng mạnh mẽ lời kêu gọi trên và là một trong 6 nước đầu tiên trong khu vực châu Á Thái Bình Dương đã xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 với sự tham gia của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo báo cáo toàn cầu về kháng thuốc năm 2014 của Tổ chức Y tế thế giới được tổng hợp từ 114 quốc gia trên khắp các khu vực cho thấy: Người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tử vong tăng lên ở tất cả các nhóm tuổi. Tại Châu Âu: Số ngày nằm viện tăng 2,5 triệu ngày, tỷ lệ tử vong 25.000 người/năm, Thái Lan, tăng hơn 3,2 triệu ngày nằm viện và tử vong 38.000 người/năm, ở Mỹ khoảng 2 triệu người mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong 23.000 người/năm. Điều này tác động đến kinh tế, xã hội hết sức to lớn (ở Mỹ chi phí trực tiếp hơn 20 tỷ đô la/năm và chi phí gián tiếp hơn 30 tỷ đô la/năm) đặc biệt ở các nước nghèo, kém phát triển.
Báo cáo tại Hội nghị, PGS.TS.Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống kháng thuốc cho biết thêm: Trong năm 2018, thực hiện khẩu hiệu “Kháng sinh: sử dụng có trách nhiệm” trong “Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh từ 12 - 18/11/2018”, Việt Nam thực hiện cách tiếp cận mới trong truyền thông, nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh. Bộ Y tế tổ chức 3 sự kiện mít tinh trong Tuần lễ từ 12 - 18/11/2018 tại ba Trường Đại học Y, Dược lớn trong cả nước: Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Dược Hà Nội (ngày 13/11/2018) và tại Trường Đại học Y Hải Phòng (ngày 14/11/2018).
Thông qua đó, Bộ Y tế nhấn mạnh: Kháng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi; Kháng kháng sinh xảy ra tự nhiên, nhưng việc sử dụng kháng sinh không đúng ở người và động vật đang đẩy nhanh quá trình kháng kháng sinh; Kháng kháng sinh dẫn đến các bệnh nhiễm trùng điều trị khó hơn hoặc kém hiệu quả, thời gian nằm viện kéo dài hơn, chi phí y tế cao hơn và tỷ lệ tử vong gia tăng. Nhận thức vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan, chúng ta hãy chung tay hành động: “Sử dụng kháng sinh đúng cách và có trách nhiệm".
PV
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Hà Nội công bố thanh tra 20 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, ...
BHXH Việt Nam thành lập Tổ tính toán cân đối quỹ BHXH, ...
BHXH Việt Nam tiếp nhận và xử lý cảnh báo chiến dịch tấn ...
Bắc Giang sớm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về BHXH, ...
Diễn tập ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin khu vực ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?