Ưu tiên giải quyết tình trạng nghèo đói, hỗ trợ nhân đạo, chung tay vì thế hệ trẻ
15/09/2023 11:08 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Các tổ chức quốc tế bày tỏ lo ngại về tình trạng nghèo đói, không được đến trường, di cư không an toàn… vẫn bủa vây hàng trăm triệu trẻ em trên khắp thế giới. Họ kêu gọi chính phủ các nước nỗ lực, chung tay vì thế hệ tương lai của nhân loại.
Ảnh: UNICEF.
Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Ngân hàng Thế giới (WB) mới công bố báo cáo cho thấy, đại dịch Covid-19 đã làm chậm tiến độ hỗ trợ trẻ em thoát nghèo, với 333 triệu trẻ trên toàn thế giới vẫn đang sống trong cảnh đói nghèo cùng cực. Nỗ lực giúp các em thoát cảnh nghèo đói bị ảnh hưởng và chậm lại so với kế hoạch, khiến 17% số trẻ em trên thế giới phải sống tạm bợ qua ngày.
Giám đốc điều hành UNICEF, bà Catherine Russell cho biết, Covid-19, xung đột, biến đổi khí hậu và các cú sốc kinh tế đã làm chậm tiến độ xóa đói nghèo của thế giới, khiến hàng triệu trẻ em sống trong cảnh nghèo cùng cực. Thực tế này là thách thức đối với mục tiêu của Liên hợp quốc là đến năm 2023 sẽ xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nghèo đói cùng cực ở trẻ em.
Quan chức cấp cao của WB, ông Lopez Calva bày tỏ lo ngại về thực trạng 333 triệu trẻ em sống trong tình trạng nghèo đói cùng cực, không chỉ bị tước đoạt những nhu cầu cơ bản mà còn cả phẩm giá, cơ hội và tương lai.
Khu vực phía nam sa mạc Sahara của châu Phi hiện là "vùng trũng" nhất thế giới về bảo đảm an sinh xã hội cho trẻ em. Theo số liệu thống kê của UNICEF, cứ 100 trẻ em ở Nam Sahara thì có tới 40 em đang ở trong tình trạng nghèo đói cùng cực. Những năm gần đây, hàng loạt tác động tiêu cực như dân số tăng nhanh, dịch Covid-19 hoành hành, xung đột, biến đổi khí hậu… đã làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói cùng cực ở trẻ em tại khu vực này.
Không chỉ sống trong tình trạng nghèo đói, hàng triệu trẻ em còn không được hưởng quyền cơ bản là được đến trường.
Theo số liệu thống kê của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), có tới hơn một nửa trong tổng số 14,8 triệu trẻ em tị nạn trong độ tuổi đến trường trên thế giới không được đi học.
Người phát ngôn UNHCR William Spindler cho biết, Báo cáo Giáo dục người tị nạn của UNHCR năm 2023 chỉ rõ, tính đến cuối năm 2022, số người tị nạn trong độ tuổi đi học đã tăng gần 50% so với con số 10 triệu người một năm trước đó.
Theo đại diện UNHCR, với một phần năm số người tị nạn sống ở 46 quốc gia kém phát triển nhất thế giới và hơn ba phần tư sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, chi phí giáo dục đang trở thành gánh nặng cho nhóm người nghèo dễ bị tổn thương.
Trước hiện trạng này, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh, trên thế giới hiện có 224 triệu trẻ em và thanh thiếu niên cần được hỗ trợ giáo dục khẩn cấp vì các cuộc khủng hoảng như xung đột, dịch bệnh, thiên tai, trong đó khoảng 72 triệu em đang không được hưởng quyền đến trường./.
Nhandan.vn
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH tỉnh Cà Mau quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công ...
BHXH tỉnh Quảng Nam hoàn thành chi trả lương hưu, trợ cấp ...
BHXH Việt Nam đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người hưởng ...
Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh ...
Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và phương ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?