Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam làm việc với Tập đoàn Microsoft
15/05/2022 03:55 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hoa Kỳ, tại Washington DC, Đoàn công tác của BHXH Việt Nam do Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh dẫn đầu đã có buổi làm việc với Tập đoàn Microsoft.
Tham dự buổi làm việc có ông Ahmed Mazhari- Phó Chủ tịch toàn cầu Microsoft Corporation; bà Andre Della Mattea- Chủ tịch Microsoft khu vực Châu Á Thái Bình Dương, các lãnh đạo của Microsoft Việt Nam và lãnh đạo một số đơn vị của BHXH Việt Nam.
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh và Phó Chủ tịch toàn cầu Microsoft Ahmed Mazhari
Tại buổi làm việc, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đã giới thiệu về hệ thống CNTT của ngành BHXH Việt Nam, theo đó hệ thống tập trung tại Trung ương có 1 trung tâm dữ liệu chính và hệ thống truyền kênh WAN kết nối từ trung ương đến BHXH địa phương tuyến tỉnh và huyện. Với 28 hệ thống ứng dụng phục vụ nghiệp vụ, hệ thống CNTT của ngành BHXH Việt Nam đảm bảo 100% nghiệp vụ của Ngành được thực hiện trên phần mềm ứng dụng và 100% cán bộ sử dụng chữ ký số trong các nghiệp vụ hằng ngày.
Ngoài ra, hệ thống CNTT của ngành BHXH Việt Nam cũng kết nối với hơn 12.000 cơ sở KCB trên toàn quốc để tiếp nhận dữ liệu đề nghị thanh toán chi phí KCB BHYT, hơn 500.000 DN giao dịch điện tử với cơ quan BHXH thông qua cổng thông tin điện tử, kết nối chia sẻ dữ liệu với 6 bộ, ngành khác… “Trên thực tế, hệ thống CNTT của BHXH Việt Nam được xây dựng thống nhất, tập trung tại Trung ương với những trang thiết bị chuyên dụng tiên tiến nhất hiện nay bao gồm các sản phẩm của hãng Microsoft, góp phần thực hiện chiến lược chuyển đổi số của Chính phủ Việt Nam”- Tổng Giám đốc nhấn mạnh.
Theo Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh, trong những năm vừa qua, ngành BHXH Việt Nam đã và đang đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống CNTT của Ngành hiện đại hướng tới Chính phủ số, tích hợp, tập trung cấp quốc gia, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, để mang lại dịch vụ an sinh số hiện đại, tiện ích cho người dân, với quy trình nghiệp vụ tự động hóa mức độ cao, được vận hành bởi nguồn nhân lực CNTT chuyên nghiệp, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đảm bảo ASXH quốc gia, phục vụ người dân và DN ngày càng tốt hơn, toàn diện hơn trong lĩnh vực BHXH và BHYT.
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Tập đoàn Microsoft trong việc cập nhật và nghiên cứu các công nghệ của tập đoàn Microsoft nhằm phục vụ quá trình chuyển đổi số và hiện đại hóa ngành BHXH Việt Nam. Một số lĩnh vực CNTT mà ngành BHXH Việt Nam hiện đang quan tâm bao gồm: Hạ tầng trung tâm dữ liệu (DATA CENTER), công nghệ điện toán đám mây; hệ thống ứng dụng đồng bộ liên thông hỗ trợ các nghiệp vụ của Ngành; ứng dụng các công nghệ BIG DATA (cơ sở dữ liệu lớn), AI (trí tuệ nhân tạo) vào các nghiệp vụ cụ thể của ngành BHXH Việt Nam; nền tảng công nghệ số đồng bộ để ngành BHXH Việt Nam phục vụ khách hàng là NLĐ và DN tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; các chính sách hỗ trợ chi phí trang bị bản quyền: phần mềm cho máy chủ, máy trạm, phần mềm nền tảng..
Toàn cảnh cuộc họp
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Tập đoàn Microsoft đánh giá cao hệ thống CNTT và những kết quả trong quá trình chuyển đổi số mà BHXH Việt Nam đã đạt được trong thời gian vừa qua. Ông Ahmed Mazhari- Phó Chủ tịch toàn cầu Microsoft Corporation cho biết, sau đại dịch xu thế chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu trong các DN, tổ chức và quốc gia. Công nghệ số với nền tảng công nghệ đám mây linh hoạt đã giúp các DN, tổ chức phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng và tăng khả năng kết nối trong toàn bộ tổ chức.
Ông Ahmed Mazhari cho rằng, BHXH Việt Nam chuyển đổi số đồng độ, nhất là trong hệ thống nghiệp vụ sẽ mang đến hiệu quả tích cực, tạo thuận lợi không chỉ cho chính tổ chức mà còn cho cả các đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh mà tổ chức quản lý. “Đây cũng là xu hướng mà các tổ chức ASXH trên thế giới đang hướng tới”- ông Ahmed Mazhari chia sẻ. Cho rằng hướng chuyển đổi số của BHXH Việt Nam là rất phù hợp, ông Ahmed Mazhari khẳng định sẽ nghiên cứu những đề xuất của BHXH Việt Nam nhằm tạo ra một khuôn khổ hợp tác mới giữa hai bên trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Kết thúc buổi làm việc, hai bên đã thống nhất và nhất trí một số nội dung hợp tác trong thời gian tới, bao gồm: Hỗ trợ BHXH Việt Nam thực hiện quá trình chuyển đổi số thông qua hỗ trợ về phần mềm, ứng dụng công nghệ… góp phần đảm bảo dịch vụ ASXH số hiện đại, hiệu quả, đảm bảo người dân và DN có thể được tiếp cận với các dịch vụ ASXH dễ dàng, thuận lợi hơn; tăng cường các chương trình, dự án về chuyển đổi số, với trọng tâm là cùng xây dựng và phát triển các nền tảng số cho ngành BHXH Việt Nam, các ứng dụng trên nền tảng đám mây, trợ lý ảo cho một số lĩnh vực ASXH…
Microsoft là một Tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ đặt trụ sở chính tại Redmond, Washington; chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính. Đây là một trong những công ty hàng đầu về công nghệ và một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới.
Tại Việt Nam, Microsoft đã mở văn phòng đại diện từ năm 1996, đến năm 2006 đã thành lập Công ty TNHH Microsoft Việt Nam. Microsoft đang triển khai nhiều hoạt động hợp tác với các đối tác về nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ; đồng hành cùng các tổ chức DN Việt Nam trong các dự án chuyển đổi số, hỗ trợ các start-up Việt Nam, hỗ trợ ngành giáo dục và ngành y tế; an ninh bảo mật, đào tạo, nâng cao kỹ năng và kiến thức số cho lao động trẻ.
PV
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Người dùng đã có thể đăng nhập Cổng Dịch vụ công BHXH Việt ...
Bản tin Audio số 39 - Tuần 4 tháng 11/2024
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý ...
(Video) BHXH Việt Nam chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?