Hướng dẫn về tăng giờ làm thêm trong bối cảnh phục hồi kinh tế
03/05/2022 05:37 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa ban hành Công văn 1312/LĐTBXH-ATLĐ hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15.
Hướng dẫn về tăng giờ làm thêm trong bối cảnh phục hồi kinh tế (Ảnh minh hoạ)
Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành khẩn trương chủ trì, phối hợp Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn thực hiện Nghị quyết trên địa bàn quản lý, trong đó lưu ý một số nội dung sau đây:
(1) Các trường hợp NSDLĐ được sử dụng NLĐ làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm
Các trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm bao gồm:
- Trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;
+ Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
+ Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
+ Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
+ Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
+ Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
+ Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
+ Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
+ Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
(2) Tất cả trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm đều được làm thêm từ trên 40 giờ đến 60 giờ trong 01 tháng kể từ ngày 01/4/2022.
(3) Khi tổ chức thực hiện quy định về số giờ làm thêm theo Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định khác về làm thêm giờ tại Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động như:
+ Quy định về giới hạn số giờ làm thêm trong ngày;
+ Tiền lương phải trả khi làm thêm giờ;
+ Các nội dung về sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm;
+ Thông báo khi tổ chức làm thêm trên 200 giờ trong 01 năm...
(4) Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong 01 năm, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
(5) Các quy định của Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 được thực hiện cho đến hết ngày 31/12/2022 trừ trường hợp Quốc hội quyết định kéo dài thời gian thực hiện./.
PV
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Diễn tập ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin khu vực ...
Người dùng đã có thể đăng nhập Cổng Dịch vụ công BHXH Việt ...
Bản tin Audio số 39 - Tuần 4 tháng 11/2024
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?