Từ năm 2026 theo Luật Việc làm mới: Đơn vị, doanh nghiệp được hỗ trợ đào tạo lao động khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh
22/07/2025 03:25 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Kể từ ngày 01/01/2026, các đơn vị, doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động nhằm duy trì việc làm, đặc biệt trong bối cảnh chịu ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
Đây là một trong những điểm mới quan trọng được quy định trong Luật Việc làm số 74/2025/QH15 (Luật Việc làm năm 2025) vừa được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2025 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.
Ảnh minh họa - nguồn internet
Cụ thể, theo Điều 42 của Luật Việc làm năm 2025, người sử dụng lao động (đơn vị, doanh nghiệp) sẽ được hỗ trợ trong các trường hợp ảnh hưởng đến việc làm hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Các trường hợp cụ thể bao gồm:
- Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
- Thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất kinh doanh.
- Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Để được hưởng chính sách hỗ trợ này, đơn vị, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Đã đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ.
- Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm một cách khả thi.
Thời gian hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động sẽ tùy thuộc vào từng khóa học, thời gian học nhưng tổng thời gian hỗ trợ không quá 06 tháng. Chính phủ sẽ quy định chi tiết về mức hỗ trợ, hồ sơ, trình tự, thủ tục hỗ trợ.
Chính sách hỗ trợ đơn vị, doanh nghiệp đào tạo lao động để duy trì việc làm đã tồn tại trong Luật Việc làm số 38/2013/QH13 (Luật Việt làm năm 2013), có hiệu lực đến ngày 31/12/2025. Tuy nhiên, Luật Việc làm năm 2013 chỉ quy định đơn vị, doanh nghiệp được hỗ trợ khi "Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh". Cụm từ "bất khả kháng khác" mang tính chung chung, chưa liệt kê rõ ràng các tình huống cụ thể như Điều 42 của Luật Việc làm năm 2025.
Luật Việc làm năm 2025 đã làm rõ và mở rộng các trường hợp được hỗ trợ đối với đơn vị, doanh nghiệp, cụ thể như: "Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế", và đặc biệt là bổ sung "Thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm". Sự bổ sung này thể hiện khả năng thích ứng của pháp luật với những biến động lớn trong thực tiễn. Đơn cử như đại dịch COVID-19 vừa qua.
Về điều kiện tài chính của đơn vị, doanh nghiệp: Luật Việc làm năm 2013 yêu cầu doanh nghiệp phải "Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động". Điều kiện này gây khó khăn nhất định trong việc chứng minh và trở thành rào cản cho đơn vị, doanh nghiệp khi muốn tiếp cận nguồn hỗ trợ. Luật Việc làm năm 2025 đã loại bỏ điều kiện "không đủ kinh phí" nêu trên, đồng thời đơn giản hóa quy trình và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đơn vị, doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn hỗ trợ này./.
Phạm Chính
Chi tiết >>
Quy trình đăng ký nhận Trợ cấp hưu trí xã hội
Những điểm mới của chính sách BHXH tự nguyện theo ...
Hội nghị điển hình tiên tiến BHXH Việt Nam lần ...
Phát huy tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm - Quyết ...
Xã kiểu mẫu 100% người dân tham gia BHYT: Mô hình hay, hiệu ...
Tri ân người có công và giáo dục truyền thống cách mạng ...
BHXH Việt Nam gặp mặt, thăm hỏi viên chức là thương binh, ...
Trao Giải báo chí và khen thưởng công tác tuyên truyền về ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?