Những trường hợp nghỉ hưu sớm không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu
13/03/2024 09:57 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Thông thường người lao động nghỉ hưu sớm sẽ bị trừ lương hưu theo tỷ lệ hưởng lương hưu. Vậy trường hợp nào không bị trừ lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi?
Đầu tiên cần tìm hiểu về tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường hiện nay. Theo đó, khoản 1 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định: Kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Ảnh minh họa
Vì vậy, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường năm 2023 là: 60 tuổi 9 tháng với lao động nam và 56 tuổi với lao động nữ. Sang năm 2024, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là: 61 tuổi với lao động nam và 56 tuổi 4 tháng với lao động nữ.
Nếu người lao động nghỉ hưu trước các mốc tuổi nghỉ hưu theo từng năm nêu trên thì xác định là nghỉ hưu sớm và bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu. Cụ thể, theo Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hầu hết những trường hợp nghỉ trước tuổi sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng với mức 2% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi. Ngoại trừ các trường hợp sau:
Cán bộ, công chức, viên chức
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 29/2023/NĐ-CP thì cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu sớm mà không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu khi thuộc 5 trường hợp tinh giản biên chế, bao gồm:
- Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thấp nhất theo quy định và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021.
- Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019).
- Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối thiểu thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thấp nhất và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021.
- Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi tối thiểu thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên (riêng nữ cán bộ, công chức cấp xã thì có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên).
- Đối tượng tinh giản biên chế là nữ cán bộ, công chức cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường mà có đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Người lao động
Căn cứ khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì được hưởng lương hưu hằng tháng.
Căn cứ Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) thì các trường hợp nghỉ hưu sớm mà không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu bao gồm:
- Người lao động có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021.
Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019), người lao động đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021;
- Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.
Trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019).
- Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Người lao động trong trường hợp này sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019)./.
PV
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý ...
(Video) BHXH Việt Nam chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực ...
Quy định mới trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?