Thúc đẩy đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, hạn chế lao động ở lại

22/11/2023 08:55 AM


Công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đã có bước phát triển mạnh cả về chất và lượng; thị phần của lao động Việt Nam tại một số nước, vùng lãnh thổ đã có sự gia tăng đáng kể.

Ngày 27/10, tại Quảng Bình, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội thảo Thúc đẩy đưa NLĐ các tỉnh miền Trung, Tây nguyên đi làm việc ở nước ngoài thông qua chương trình phi lợi nhuận và giải pháp giảm số lượng lao động không về nước đúng quy định.

Thời gian qua, công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Thị trường lao động được mở rộng, đặc biệt là các thị trường có mức thu nhập, điều kiện lao động tốt. Thị phần của lao động Việt Nam tại một số nước, vùng lãnh thổ gia tăng đáng kể, trong đó việc thực hiện các chương trình như: Chương trình EPS của Chính phủ Hàn Quốc, Chương trình IM Japan, Chương trình Osaka tại Nhật Bản, Chương trình Đài Loan, Chương trình Hand in Hand tại Cộng hòa Liên bang Đức… do Trung tâm Lao động ngoài nước thực hiện ngày càng đạt hiệu quả.

Theo thống kê, đến nay, Trung tâm đã đưa được trên 134.000 NLĐ đi làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc). Riêng các tỉnh miền Trung, giai đoạn 2017-2023 có gần 67.000 lượt NLĐ đăng ký dự thi, trong đó gần 30.000 người trúng tuyển, 22.500 lao động xuất cảnh. Quá trình triển khai các chương trình phi lợi nhuận tại các địa phương đã tạo được phong trào, thu hút được sự quan tâm, tham gia của đông đảo NLĐ. Tuy nhiên, công tác đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn còn một số khó khăn nhất định. Một số đồng bào DTTS không muốn con, em đi làm xa; tiền công của một số thị trường chưa đủ sức hấp dẫn NLĐ; công tác vay vốn cho NLĐ gặp nhiều khó khăn; tình trạng NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trái phép, vi phạm pháp luật của nước sở tại, bỏ hợp đồng hoặc khi hết hạn hợp đồng không về nước vẫn ở mức cao...

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Bá Hoan- Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho NLĐ cũng như góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế. “Các Sở LĐ-TB&XH tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh có các giải pháp cụ thể hơn nữa để hỗ trợ NLĐ. Cụ thể, hỗ trợ vay vốn học nghề, ngoại ngữ cho NLĐ; tuyên truyền, vận động NLĐ và gia đình khi NLĐ hết hạn HĐLĐ về nước đúng hạn. Cục Quản lý lao động ngoài nước tăng cường công tác quản lý, giám sát các hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc nước ngoài cũng như nắm bắt kịp thời các chính sách, pháp luật của nước sở tại để tham mưu cho lãnh đạo Bộ các giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp và NLĐ nói chung, Trung tâm Lao động ngoài nước nói riêng. Trong thời gian tới, công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài của các tỉnh khu vực miền Trung, Tây nguyên sẽ có những biến chuyển tích cực, trong đó công tác giảm số lượng, tỷ lệ lao động cư trú làm việc bất hợp pháp”- ông Nguyễn Bá Hoan đề nghị.

Tại Hội thảo, ông Hồ An Phong- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng cho biết, địa phương xác định công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm, góp phần quan trọng giảm nghèo bền vững. Từ năm 2017-2022, Quảng Bình đã đưa được hơn 24.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, bình quân đưa hơn 4.000 lao động/năm. Thông qua Chương trình đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài ở Hàn Quốc (EPS), từ năm 2007 đến nay, tỉnh đã đưa được 3.607 lao động sang làm việc tại Hàn Quốc, riêng năm 2023 có hơn 500 lao động xuất cảnh và có hơn 1.500 lao động đăng ký thi mới. Như vậy, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đã mang lại nhiều hiệu quả, làm thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh. Nhiều người sau khi trở về đã học tập được kỹ năng nghề, kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài để khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn có nhưng tồn tại hạn chế như: Tỷ lệ lao động không về nước đúng quy định còn cao, giai đoạn 2017-2022, tỉnh Quảng Bình có 595 lao động, đặc biệt là số lao động đi làm việc thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hàn Quốc; số lao động Quảng Bình có nhu cầu đi các Chương trình phi lợi nhuận lớn nhưng do ngại học ngoại ngữ nên tỷ lệ thi đạt còn thấp.

Ngày 27/10, tại Quảng Bình, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội thảo Thúc đẩy đưa NLĐ các tỉnh miền Trung, Tây nguyên đi làm việc ở nước ngoài thông qua chương trình phi lợi nhuận và giải pháp giảm số lượng lao động không về nước đúng quy định.

Thời gian qua, công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Thị trường lao động được mở rộng, đặc biệt là các thị trường có mức thu nhập, điều kiện lao động tốt. Thị phần của lao động Việt Nam tại một số nước, vùng lãnh thổ gia tăng đáng kể, trong đó việc thực hiện các chương trình như: Chương trình EPS của Chính phủ Hàn Quốc, Chương trình IM Japan, Chương trình Osaka tại Nhật Bản, Chương trình Đài Loan, Chương trình Hand in Hand tại Cộng hòa Liên bang Đức… do Trung tâm Lao động ngoài nước thực hiện ngày càng đạt hiệu quả.

Theo thống kê, đến nay, Trung tâm đã đưa được trên 134.000 NLĐ đi làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc). Riêng các tỉnh miền Trung, giai đoạn 2017-2023 có gần 67.000 lượt NLĐ đăng ký dự thi, trong đó gần 30.000 người trúng tuyển, 22.500 lao động xuất cảnh. Quá trình triển khai các chương trình phi lợi nhuận tại các địa phương đã tạo được phong trào, thu hút được sự quan tâm, tham gia của đông đảo NLĐ. Tuy nhiên, công tác đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn còn một số khó khăn nhất định. Một số đồng bào DTTS không muốn con, em đi làm xa; tiền công của một số thị trường chưa đủ sức hấp dẫn NLĐ; công tác vay vốn cho NLĐ gặp nhiều khó khăn; tình trạng NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trái phép, vi phạm pháp luật của nước sở tại, bỏ hợp đồng hoặc khi hết hạn hợp đồng không về nước vẫn ở mức cao...

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Bá Hoan- Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho NLĐ cũng như góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế. “Các Sở LĐ-TB&XH tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh có các giải pháp cụ thể hơn nữa để hỗ trợ NLĐ. Cụ thể, hỗ trợ vay vốn học nghề, ngoại ngữ cho NLĐ; tuyên truyền, vận động NLĐ và gia đình khi NLĐ hết hạn HĐLĐ về nước đúng hạn. Cục Quản lý lao động ngoài nước tăng cường công tác quản lý, giám sát các hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc nước ngoài cũng như nắm bắt kịp thời các chính sách, pháp luật của nước sở tại để tham mưu cho lãnh đạo Bộ các giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp và NLĐ nói chung, Trung tâm Lao động ngoài nước nói riêng. Trong thời gian tới, công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài của các tỉnh khu vực miền Trung, Tây nguyên sẽ có những biến chuyển tích cực, trong đó công tác giảm số lượng, tỷ lệ lao động cư trú làm việc bất hợp pháp”- ông Nguyễn Bá Hoan đề nghị.

Tại Hội thảo, ông Hồ An Phong- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng cho biết, địa phương xác định công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm, góp phần quan trọng giảm nghèo bền vững. Từ năm 2017-2022, Quảng Bình đã đưa được hơn 24.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, bình quân đưa hơn 4.000 lao động/năm. Thông qua Chương trình đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài ở Hàn Quốc (EPS), từ năm 2007 đến nay, tỉnh đã đưa được 3.607 lao động sang làm việc tại Hàn Quốc, riêng năm 2023 có hơn 500 lao động xuất cảnh và có hơn 1.500 lao động đăng ký thi mới. Như vậy, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đã mang lại nhiều hiệu quả, làm thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh. Nhiều người sau khi trở về đã học tập được kỹ năng nghề, kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài để khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn có nhưng tồn tại hạn chế như: Tỷ lệ lao động không về nước đúng quy định còn cao, giai đoạn 2017-2022, tỉnh Quảng Bình có 595 lao động, đặc biệt là số lao động đi làm việc thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hàn Quốc; số lao động Quảng Bình có nhu cầu đi các Chương trình phi lợi nhuận lớn nhưng do ngại học ngoại ngữ nên tỷ lệ thi đạt còn thấp.

PV