Công bố 2 chỉ số quan trọng về cải cách hành chính
25/05/2019 10:43 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Chiều 24/5, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2018.
Tham dự và điều hành Hội nghị có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đoàn chủ trì hội nghị.
Ngân hàng Nhà nước và Quảng Ninh đứng đầu chỉ số CCHC
Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2018) được đánh giá ở 18 bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, Bộ tiêu chí đánh giá, xác định Chỉ số CCHC cấp bộ được cấu trúc thành 7 lĩnh vực đánh giá, 39 tiêu chí và 88 tiêu chí thành phần; cấp tỉnh được cấu trúc thành 8 lĩnh vực đánh giá, 41 tiêu chí, 96 tiêu chí thành phần.
Kết quả PAR INDEX 2018 của khối bộ, ngành cho thấy nhóm thứ nhất đạt kết quả trên 80%, bao gồm 14 bộ, ngành: NHNN Việt Nam, Tài chính, Tư pháp, NN&PTNT, Công Thương, Ngoại giao, KH&CN, Nội vụ, TN&MT, LĐTB&XH, GD&ĐT,VHTT&DL, Thanh tra Chính phủ và Bộ KH&ĐT. Nhóm thứ hai, đạt kết quả từ trên 70% đến dưới 80%, gồm 4 Bộ: Xây dựng, TT&TT, Y tế, Giao thông vận tải.
Năm 2018, không bộ nào có kết quả PAR INDEX dưới 70%. Tuy nhiên, chỉ có 8 bộ có Chỉ số PAR INDEX trên mức giá trị trung bình. NHNN Việt Nam đạt chỉ số PAR INDEX cao nhất với kết quả là 90,57%; Bộ Giao thông vận tải đạt mức thấp nhất với giá trị 75,13%.
PAR INDEX năm 2018 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có giá trị trung bình đạt 76,92%. Có 29 địa phương đạt kết quả cao hơn giá trị trung bình, trong số đó có 9 địa phương đạt kết quả trên 80%; 60/63 địa phương đạt kết quả trên 70%.
Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục giữ vững ngôi dẫn đầu bảng xếp hạng với kết quả đạt 89,06%, cao hơn 5,08% so với đơn vị đứng ở vị trí thứ 2 là thành phố Hà Nội, đạt 83,98%.
Trong nhóm 5 địa phương đứng cuối bảng xếp hạng, Phú Yên là địa phương đứng cuối bảng với kết quả Chỉ số đạt 69,53%.
Sơn La đứng đầu Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2018
Theo Báo cáo Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2018 (SIPAS), tỉ lệ người dân, tổ chức hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước nói chung là 82,99%; hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nằm trong khoảng 69,98-97,88%.
Như vậy, tỉnh có SIPAS cao nhất là 97,88% và thấp nhất là 69,98%.
Năm yếu tố cơ bản của quá trình và kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công được đánh giá trong khuôn khổ Chỉ số SIPAS 2018, gồm: (1) Tiếp cận dịch vụ, (2) thủ tục hành chính, (3) công chức, (4) kết quả dịch vụ, (5) việc tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị, nhận được sự hài lòng của người dân, tổ chức nói chung trong cả nước lần lượt là: 80,62%, 86,40%, 85,10%, 88,13% và 74,07%.
So với năm 2017, Chỉ số SIPAS nói chung cả nước trong năm 2018 tăng hơn 2%.
Tỉnh Sơn La dẫn đầu về Chỉ số SIPAS, tiếp theo là Ninh Bình, Hưng Yên và Hà Tĩnh. Đứng cuối bảng là tỉnh Hà Giang, Cao Bằng và Bình Định.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho biết năm 2018 tiếp tục ghi nhận những nỗ lực cải cách của các bộ, ngành trong triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với phương châm hành động là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành đã tập trung cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh, chú trọng thực hiện các giải pháp cải thiện mạnh mẽ các chỉ số; thúc đẩy tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn thuộc phạm vi quản lý với quyết tâm đưa Việt Nam vào nhóm ASEAN 4 về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả CCHC, khắc phục những tồn tại, bất cập trong thời gian vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các bộ, ngành, địa phương căn cứ kết quả Chỉ số PAR INDEX năm 2018, kiểm điểm lại việc thực hiện công tác cải cách hành chính thời gian qua, đề ra các biện pháp khắc phục; khuyến khích, nhân rộng cách làm mới, mô hình hay tạo động lực thúc đẩy cải cách. Phải sử dụng hiệu quả kết quả Chỉ số SIPAS năm 2018 trong chỉ đạo, điều hành CCHC tại bộ, ngành, địa phương và có biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công cho người dân, tổ chức.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, thường xuyên rà soát, nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, chú trọng đầu tư xây dựng và vận hành có hiệu quả cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử; thực hiện hiệu quả việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử và gửi nhận văn bản điện tử trong nội bộ các cơ quan hành chính Nhà nước, nội bộ của từng bộ, ngành, địa phương./.
PV
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH tỉnh Cà Mau quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công ...
BHXH tỉnh Quảng Nam hoàn thành chi trả lương hưu, trợ cấp ...
BHXH Việt Nam đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người hưởng ...
Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh ...
Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và phương ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?