Định hướng chiến lược xây dựng hệ thống an sinh xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững
11/04/2019 01:09 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 10/4 tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và Hội đồng Lý luận TW tổ chức “Hội thảo định hướng chiến lược xây dựng hệ thống an sinh xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2021 - 2030”.
Tham dự Hội thảo có Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Tạ Ngọc Tấn; Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp; ông Achim Fock, Quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam; đại diện các các cơ quan Đảng, Quốc hội, các Bộ, ngành; lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH; các chuyên gia về an sinh xã hội trong nước và quốc tế.
Quang cảnh hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, trong hơn 30 năm thực hiện Đổi mới đất nước, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội (ASXH) nhằm phát triển con người, thúc đẩy công bằng và tiến bộ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi người dân. Hệ thống pháp luật và chính sách ASXH luôn được bổ sung và hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển KT-XH của đất nước trong từng thời kỳ. Nhờ vậy, diện thụ hưởng chính sách được mở rộng; mức hỗ trợ được nâng lên, nguồn lực đầu tư cho ASXH ngày càng lớn và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong bảo đảm ASXH, được LHQ công nhận là một trong các quốc gia đi đầu trong việc thực hiện một số mục tiêu Thiên niên kỷ, nổi bật là giảm nghèo, tạo việc làm, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe và trợ giúp người có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác ASXH toàn dân vẫn còn nhiều thách thức, một số yếu kém kéo dài, chậm được khắc phục... Đó là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhưng tỷ lệ lao động có việc làm không bền vững còn cao. Số lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp còn lớn, chiếm 60% lực lượng lao động có việc làm. Việt Nam giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững. Những năm gần đây, tỷ lệ tái nghèo bình quân ở mức 5,1%, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh bằng 23% so với tổng số hộ thoát nghèo. Tỷ lệ người tham gia BHXH còn thấp, đến nay mới có khoảng 30% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH.... Trong số 11 triệu người cao tuổi, mới có khoảng 5,3 triệu người có chế độ hưu trí, trợ cấp BHXH, hoặc được hưởng tiền mặt hàng tháng. Mức trợ cấp tiền mặt hàng tháng cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn khiêm tốn, chưa đủ để hỗ trợ người thụ hưởng đảm bảo mức sống tối thiểu. Dù mức chuẩn trợ cấp đã nhiều lần được điều chỉnh nhưng đến nay mới ở mức 270.000 đồng/tháng. Chất lượng một số dịch vụ xã hội thiết yếu chưa đáp ứng các yêu cầu phát triển…
Ông Achim Fock, Quyền TGĐ Ngân hàng thế giới tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo.
Ông Achim Fock, Quyền TGĐ Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, hiện Việt Nam đang chịu tác động đáng kể của biến đổi khí hậu và những tác động này sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa trong một vài thập kỷ sắp tới, làm cho các gia đình và toàn bộ nền kinh tế bị đe dọa bởi nhiều rủi ro hơn. Khoảng 60% diện tích và 70% dân số Việt Nam bị đe dọa bởi nhiều loại thiên tai khác nhau. Trong khi đó, hệ thống ASXH hiện chưa được thiết kế đủ tốt để sẵn sàng thích ứng và ứng phó tốt hơn những gì mà các chương trình cứu trợ truyền thống có thể làm. “Các công nghệ mang tính đột phá sẽ góp phần đáng kể vào xây dựng một hệ thống ASXH gắn kết hơn, hiệu quả hơn. Việt Nam đã bắt đầu ứng dụng công nghệ vào vận hành hệ thống ASXH. Tuy nhiên, tiềm năng tiếp tục hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ và vận hành hệ thống còn rất lớn. Ngân hàng Thế giới cam kết sẽ hỗ trợ Chính phủ thực hiện sáng kiến trong Chiến lược ASXH giai đoàn 2021 - 2030”, ông Achim Fock bày tỏ.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng, để khắc phục những hạn chế và yếm kém trên, và có một định hướng chiến lược ASXH thích ứng với xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ, với nhiều rủi ro truyền thống và phi truyền thống, đòi hỏi chúng ta phải có tư duy mới và đột phá mới.
Các đại biểu tham gia hội thảo đánh giá cao việc Việt Nam xây dựng được hệ thống ASXH tương đối toàn diện, đa dạng và hiệu quả. Trong đó, có 4 kết quả quan trọng, như: Tăng cơ hội việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững; Mở rộng cơ hội cho NLĐ tham gia chính sách BHXH, BH thất nghiệp; Hỗ trợ thường xuyên đối với người có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột xuất cho người dân khi gặp các rủi ro thông qua các khoản trợ giúp từ ngân sách; Tăng cơ hội tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, nhà ở, thông tin; Nhận diện những vấn đề mới tác động lên ASXH, xóa nghèo ở mọi chiều cạnh và mọi nơi; Định hướng chiến lược cho an sinh xã hội đến năm 2030…
Tại hội thảo, các đại biểu cũng trao đổi, thảo luận về những cách tiếp cận mới, gợi ý đột phá, giải pháp mới cho hệ thống ASXH giai đoạn tới. Đây sẽ là những ý kiến giá trị, phục vụ quá trình xây dựng các văn kiện, chính sách pháp luật về ASXH trong thời gian tới. Những đóng góp từ Hội thảo sẽ là nguồn thông tin giá trị phục vụ quá trình xây dựng các văn kiện, pháp luật và chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới./.
PV (t/h)
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh tặng quà người có công, gia ...
Báo chí có đóng góp rất quan trọng vào kết quả nổi bật của ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?