Việt Nam phấn đấu loại trừ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con vào năm 2030
28/03/2019 09:23 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
“Hiện mỗi năm, Việt Nam có hơn 3.800 phụ nữ mang thai nhiễm HIV và số trẻ sinh ra nhiễm HIV từ các bà mẹ nhiễm HIV mỗi năm vào khoảng 1.140 – 1.520 trẻ”. Đó là thông tin được đưa ra tại “Hội thảo triển khai kế hoạch hành động quốc gia về loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con” diễn ra ngày 26/3, tại TP.Hồ Chí Minh.
BHYT góp phần khống chế HIV/AIDS (ảnh minh hoạ, nguồn internet)
Thông tin từ Hội thảo cho biết, mặc dù Việt Nam đã triển khai công tác phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con trong chương trình phòng chống HIV/AIDS từ năm 2005 nhưng việc thực hiện các chỉ tiêu còn thấp. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được xét nghiệm sàng lọc HIV trước và trong thời gian mang thai chỉ đạt 38,5%, 3,9% phụ nữ độ tuổi sinh đẻ chưa được xét nghiệm sàng lọc HIV. Tình trạng trên là do việc tư vấn của cán bộ y tế còn hạn chế; chưa sẵn có dịch vụ xét nghiệm sàng lọc HIV tại trạm y tế phường, xã – nơi chủ yếu thực hiện quản lý và khám thai ban đầu; nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế trong việc cần đi khám thai sớm, khám thai trong thai kỳ; nhiều bà mẹ nhiễm HIV còn sợ bị kỳ thị nên ngại xét nghiệm...
Bộ Y tế đặt mục tiêu ngăn chặn lây nhiễm HIV, viêm gan B từ mẹ sang con vào năm 2030. Để đạt mục tiêu này, một trong những giải pháp quan trọng được Bộ Y tế xác định là đẩy mạnh dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, trong đó cung cấp thuốc kháng vi rút (ARV) cho phụ nữ nhiễm HIV (bao gồm cả phụ nữ nhiễm HIV mang thai). “Ngay cả khi bố mẹ đều nhiễm HIV vẫn có thể sinh ra những đứa con hoàn toàn khỏe mạnh và không bị nhiễm HIV nếu mẹ sớm được dùng thuốc ARV và tuân thủ việc nuôi con theo hướng dẫn của cán bộ y tế”, Phó Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Hoàng Đình Cảnh cho biết.
Đề tăng lượng người nhiễm HIV nói chung, phụ nữ mang thai nhiễm HIV nói riêng được tiếp cận với thuốc ARV, từ ngày 8/3/2019, người nhiễm HIV/AIDS trên cả nước đã được nhận thuốc ARV từ nguồn quỹ BHYT chi trả. Theo Trưởng Ban Dược - Vật tư y tế (BHXH Việt Nam) Lê Văn Phúc, việc được điều trị bằng ARV sẽ giúp giảm nguy cơ lẫy nhiễm HIV từ mẹ sang con. Nhằm giúp người có HIV/AIDS chủ động hơn trong việc tham gia BHYT, từ đó được bảo đảm tốt nhất việc điều trị bệnh, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện tối đa để người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với BHYT như: Người nhiễm HIV/AIDS không phải tham gia BHYT theo hộ gia đình, đã có giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giấy tờ tùy thân, đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, chuyển tuyến, chuyển tiếp... Qua đó, người nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT tăng theo từng năm, hiện nhiều tỉnh thành đã đạt độ bao phủ BHYT 100% cho người nhiễm HIV/AIDS./.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh tặng quà người có công, gia ...
Báo chí có đóng góp rất quan trọng vào kết quả nổi bật của ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?