Tiền ký quỹ khi doanh nghiệp cho thuê lại lao động được dùng để thanh toán tiền lương, BHXH, BHYT…
26/03/2019 09:38 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Doanh nghiệp phải ký quỹ khi cho thuê lại lao động. Tiền ký quỹ được sử dụng để thanh toán tiền lương, trợ cấp, BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bồi thường cho người lao động thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại...
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 29/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Khoản 3 Điều 54 Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.
Doanh nghiệp phải ký quỹ khi cho thuê lại lao động (ảnh minh hoạ)
Nghị định quy định cụ thể việc ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Theo đó, tiền ký quỹ được sử dụng để thanh toán tiền lương, trợ cấp, BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bồi thường cho người lao động thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại.
Doanh nghiệp cho thuê thực hiện thủ tục nộp tiền ký quỹ theo đúng quy định của ngân hàng và tuân thủ quy định của pháp luật. Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động sau khi doanh nghiệp cho thuê hoàn thành thủ tục ký quỹ.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ trong 5 trường hợp: Doanh nghiệp cho thuê gặp khó khăn tạm thời, không đủ khả năng thanh toán tiền lương, trợ cấp, BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày đến thời hạn thanh toán; Doanh nghiệp cho thuê gặp khó khăn tạm thời, không đủ khả năng bồi thường cho người lao động thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đến hạn bồi thường; Doanh nghiệp không được cấp giấy phép; Doanh nghiệp cho thuê bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép; Doanh nghiệp cho thuê đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng thương mại khác.
Nghị định cũng quy định việc trích tiền ký quỹ khi doanh nghiệp cho thuê không thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động cho thuê lại. Cụ thể, trích tiền ký quỹ của doanh nghiệp để thanh toán các chế độ, quyền lợi cho người lao động thuê lại trong trường hợp sau 60 ngày kể từ ngày đến thời hạn thanh toán mà doanh nghiệp không thực hiện thanh toán và không có văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ để thanh toán các chế độ, quyền lợi cho người lao động thuê lại.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05/5/2019./.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh
Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh tặng quà người có công, gia ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?