Tăng cường công tác bảo đảm an sinh xã hội cho trẻ em
19/03/2019 11:21 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Trẻ em là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước những tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu. Do đó, việc tăng cường công tác bảo đảm an sinh xã hội cho trẻ em thông qua hệ thống bảo trợ xã hội rất cần thiết… là ý kiến của nhiều chuyên gia tại Hội thảo tham vấn kết quả nghiên cứu xây dựng hệ thống bảo trợ xã hội có khả năng ứng phó với các cú sốc lấy trẻ em làm trọng tâm tại Việt Nam.
Hội thảo do Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) phối hợp với tổ chức UNICEF, Ủy ban Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa tổ chức.
Hệ thống chính sách an sinh xã hội cho trẻ em được quy định cụ thể tại các văn bản: Luật Trẻ em, Luật Giáo dục, Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Người khuyết tật,… (Ảnh minh họa)
Theo báo cáo tại Hội thảo, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến vật chất, tâm lý, sức khoẻ, tinh thần của người dân. Do thiên tai, trẻ em không những bị mất đi cơ hội trong lĩnh vực giáo dục, dinh dưỡng, y tế và bảo trợ... mà còn đứng trước nguy cơ lao động sớm, bị lạm dụng tình dục và bạo hành về tinh thần.
Cục Bảo trợ xã hội cho biết, năm 2017, thiên tai tại nước ta đã làm 386 người chết và mất tích, trong đó có 40 trẻ em. Năm 2018, mặc dù không có những cơn bão lớn nhưng thiệt hại do thời tiết cực đoan cũng khiến 224 người chết và mất tích, trong đó có 31 trẻ em, nhiều trường học, trạm y tế bị hư hỏng nặng.
Để trợ giúp người dân, trong đó có nhóm trẻ em, Việt Nam đã phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế và đáp ứng nhu cầu người dân. Hệ thống chính sách bảo trợ xã hội được Chính phủ ban hành và được quy định cụ thể trong các Luật (Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Luật Trẻ em, Luật Phòng tránh thiên tai, Luật Giáo dục, Luật BHXH, Luật BHYT…).
Hệ thống chính sách bảo trợ xã hội hiện gồm 5 nhóm chính là: Trợ giúp khẩn cấp (trợ giúp đột xuất); Trợ cấp tiền mặt; Nhận chăm sóc thay thế; Chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở chăm sóc xã hội; Chăm sóc xã hội tại cộng đồng. Nhờ đó, đã góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và mức sống tối thiểu cho bộ phận dân cư có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có trẻ em.
Tuy nhiên, hệ thống chính sách về trợ giúp xã hội tương đối đầy đủ nhưng chưa bao phủ hết đối tượng, nhất là hệ thống trợ giúp đột xuất, khẩn cấp, thủ tục còn rườm rà, thiếu linh hoạt, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chưa đồng bộ. Tính thích ứng để ứng phó với các tác động rủi ro của người dân chưa cao.
Trên cơ sở đó, các chuyên gia đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng khả năng ứng phó với các cú sốc, trong đó lấy trẻ em làm trọng tâm như: Từng bước mở rộng quy mô bao phủ, hỗ trợ thêm nhiều trẻ em tham gia thụ hưởng trợ cấp tiền mặt; hoàn thiện chính sách trợ giúp khẩn cấp dựa trên mức thiệt hại, mức tổn thương, hoàn cảnh cụ thể; điều chỉnh mức chuẩn trợ giúp xã hội, tính toán hệ số trợ cấp phù hợp với nhu cầu của từng nhóm tuổi; phân cấp, phân quyền cho địa phương, thúc đẩy xã hội hóa; phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ chính sách như thanh toán điện tử, dịch vụ chăm sóc…
TS. Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội cho rằng, cần thiết phải quan tâm hỗ trợ toàn diện chính sách đối với người nghèo; từng bước thực hiện chính sách hỗ trợ cho những gia đình có thu nhập thấp, có trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai./.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Khối Thi đua số I: Đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với thực ...
BHXH Việt Nam triển khai Chương trình "Không để ai bị bỏ ...
BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến bệnh nhân khó khăn và gia ...
BHXH tỉnh Sóc Trăng: Nỗ lực vượt khó, lan tỏa an sinh
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?