Gỡ khó trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số
22/05/2024 06:50 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sáng 22/5/2024, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trình bày đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, với sự đồng hành, vào cuộc quyết liệt trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, cùng với sự nỗ lực của các địa phương, kết quả giải ngân của Chương trình đã có nhiều chuyển biến tích cực. So với các Chương trình Mục tiêu quốc gia, tỷ lệ giải ngân của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt kết quả tương đối khả quan. Tuy nhiên, về tổng thể kết quả giải ngân của Chương trình chưa được như mong muốn, đặc biệt là kết quả giải ngân nguồn vốn sự nghiệp còn tương đối thấp.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, vốn đầu tư công giải ngân đến hết tháng 3.2024 (bao gồm cả vốn đầu tư kéo dài các năm trước chuyển sang năm 2024) của Chương trình ước đạt được khoảng 2.110,772 tỷ đồng, đạt 14% kế hoạch; vốn sự nghiệp giải ngân thực hiện Chương trình ước chỉ đạt được khoảng 38,385 tỷ đồng, đạt 1% kế hoạch.
Theo Bộ trưởng Hầu A Lềnh, các nội dung điều chỉnh theo hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, không làm phát sinh đối tượng thụ hưởng chính sách và địa bàn đầu tư. Việc phê duyệt và đầu tư các dự án thuộc các nội dung điều chỉnh phải phù hợp với quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và định hướng phát triển ngành, lĩnh vực đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Chương trình được phê duyệt điều chỉnh sẽ có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần khắc phục khó khăn, vướng mắc hiện nay, tạo điều kiện giải ngân theo đúng quy định nguồn vốn của các dự án, tiểu dự án đã được Quốc hội quyết định, bố trí vốn cho các đối tượng nêu trên với tổng kinh phí dự kiến khoảng 4.142,805 tỷ đồng. Việc điều chỉnh Chương trình là cần thiết để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn và phấn đấu hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình ở mức cao nhất theo Nghị quyết số 88/2019/QH14, Nghị quyết số 120/2020/QH14, đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng như cả nước.
Báo cáo thẩm tra Tờ trình của Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, một số ý kiến nhất trí với đề xuất của Chính phủ cho rằng việc điều chỉnh là cần thiết, bảo đảm tính rõ ràng, đầy đủ về nguồn vốn thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện trên thực tiễn. Hội đồng Dân tộc thống nhất với nhiều ý kiến tham gia thẩm tra, thực tế qua giám sát, không có vướng mắc trong quá trình thực hiện và các Nghị quyết của Quốc hội đã giao, ghi rõ vốn đầu tư và vốn sự nghiệp cho các Chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm đủ cơ sở pháp lý. Nội dung đề nghị này sẽ được điều chỉnh cụ thể cho giai đoạn sau (2026-2030) trên cơ sở xem xét báo cáo tổng kết Chương trình giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ vào cuối năm 2025.
Cũng có ý kiến cho rằng Chính phủ cân nhắc về sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư trong bối cảnh thời gian thực hiện Chương trình chỉ còn hơn 1 năm. Trong khi đó theo thẩm quyền, Chính phủ có thể xem xét điều chỉnh vốn đã bố trí cho các đối tượng này sang thực hiện cho các đối tượng khác ở vùng khó khăn hơn, nhất là địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, vùng cao, biên giới; các xã mới hoàn thành Chương trình nông thôn mới ở vùng dân tộc thiểu số; các trường phổ thông bán trú… và điều chỉnh, bổ sung các quyết định liên quan đến phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi cho phù hợp sẽ giải quyết cơ bản các vướng mắc này.
Hội đồng Dân tộc kiến nghị với Quốc hội thống nhất về nguyên tắc điều chỉnh một số nội dung liên quan chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giao Chính phủ chỉ đạo rà soát và quyết định ban hành danh mục đầu tư cụ thể về: các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc; các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú; các trung tâm y tế huyện, bệnh viện tuyến huyện; các di tích, dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, nằm trong và ngoài danh mục địa bàn xã, thôn (bản) vùng DTTS và miền núi theo quy định hiện hành, ưu tiên địa bàn vùng khó khăn.
T.Thuỷ
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày ...
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý ...
(Video) BHXH Việt Nam chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?