Tăng cường năng lực ứng dụng CNTT cho người lao động
13/10/2023 11:06 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Phổ cập, nâng cao kỹ năng số, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cho lực lượng lao động là chìa khóa để họ tiếp cận kiến thức, kỹ năng số, kỹ năng ứng dụng CNTT, cùng tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, giúp xây dựng xã hội số.
Hiện nay, lực lượng lao động Việt Nam với có quy mô gần 54 triệu người trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng chứng chỉ đạt 26,4%. Những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT không chỉ nội bộ ngành CNTT mà tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong quản lý, điều hành.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH), việc làm kỹ thuật số bao gồm có: Nghề nghiệp trong và ngoài ngành công nghiệp ứng dụng CNTT; trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; công việc chuyên sâu (kỹ thuật phần mềm, phát triển web); các công việc phụ thuộc vào ứng dụng CNTT như grab, sàn thương mại điện tử; những công việc yêu cầu kỹ năng ứng dụng CNTT nâng cao như quản lý văn phòng, thiết kế đồ họa, bán lẻ, cung cấp dịch vụ, khách sạn.
Người lao động còn thiếu hụt các kỹ năng để duy trì việc làm hoặc chuyển đổi nghề. Ảnh minh họa - nguồn internet
Tuy nhiên, người lao động còn thiếu hụt các kỹ năng để duy trì việc làm hoặc chuyển đổi nghề, thích ứng với yêu cầu phát triển. Nguồn nhân lực chất lượng cao, ở các ngành nghề mới, có kỹ năng mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, hội nhập quốc tế cũng như gắn kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp với DN, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam còn thiếu.
Điều này thể hiện ở việc, năng suất lao động hiện nay của Việt Nam chưa cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tính đến năm 2022, năng suất lao động của chúng ta đạt 188 triệu đồng/lao động, tương đương với khoảng 8.000 USD/lao động. So với các nước trên thế giới và khu vực, giai đoạn 2011 – 2020, năng suất lao động của chúng ta tăng bình quân là 5,4%/năm, cao hơn mức bình quân của Malaysia là 1,3%, Hàn Quốc 1,5%, Singapore 1,7%. Trong thực tế, năng suất của chúng ta chỉ bằng 11,3% so với Singapore, 23% năng suất của Hàn Quốc, 33% năng suất của Malaysia; 60% Trung Quốc và 86,5% Philipines.
Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người thấp. Đến hết năm 2020, quy mô nền kinh tế nước ta đạt khoảng 343 tỷ USD, năm 2022 là 409 tỷ USD. Mặc dù tăng gấp 10 lần so với năm 2000, GDP bình quân đầu người là 4.110 USD vẫn nằm trong nhóm quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp. Đời sống người lao động bước đầu được cải thiện nhưng còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong và sau dịch bệnh Covid-19.
Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, trong bối cảnh này, nếu không có các giải pháp kịp thời để đào tạo lại, đào tạo bổ sung cho người lao động, đặc biệt là các kỹ năng mềm, kỹ năng CNTT để họ tự học, tìm hiểu thông tin, kết nối, chia sẻ kiến thức, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức. Đó là khó cải thiện năng suất lao động, tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh, đối mặt với dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống, nguy cơ khó kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp. Đặc biệt là những lĩnh vực, ngành nghề chịu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; mất an toàn, an ninh thông tin.
Do vậy, việc xác định, xây dựng và triển khai các giải pháp, chính sách nhằm phát triển kỹ năng ứng dụng CNTT cho lực lượng lao động trong giai đoạn hiện nay là cần thiết…. CNTT nếu được trang bị tốt cho người lao động sẽ là một trong những nguồn lực kinh tế then chốt của quốc gia, là chìa khóa để cung cấp thông tin cho người lao động trên thị trường, gắn kết giữa cung – cầu lao động, đào tạo, giữa nguồn lực lao động và thị trường việc làm một cách hiệu quả.
Sẽ có khoảng 2,6 triệu người lao động được học tập, rèn luyện nâng cao trình độ kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin. Ảnh minh họa - nguồn internet
Do đó, Bộ LĐ-TB&XH đã xây dựng dự thảo Đề án Phát triển kỹ năng ứng dụng CNTT cho lực lượng lao động, tập trung vào nhóm người lao động thiếu hụt các kỹ năng về CNTT, năng lực ứng dụng CNTT để tìm kiếm thông tin thị trường lao động, thông tin tự đào tạo; tự học hoặc tham gia các khóa đào tạo trực tuyến. Đồng thời, người lao động tìm hiểu thông tin pháp luật lao động, ứng xử văn hóa trên môi trường mạng và bảo mật thông tin, thực hiện các hợp đồng lao động số, hợp đồng lao động trên môi trường mạng... Đặc biệt là công nhân lao động đang làm việc trong các DN tại Việt Nam, lao động nông thôn tham gia sản xuất hàng hóa theo hướng tiên tiến, hiện đại.
Bộ LĐ-TB&XH đặt ra mục tiêu tăng cường năng lực ứng dụng CNTT cho lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; tạo cơ hội tiếp cận CNTT cho người lao động, đặc biệt là lực lượng công nhân và nông dân, người lao động ở khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số. Đến năm 2025 và 2030, tỷ lệ người lao động có các kỹ năng CNTT lần lượt là 80% và 90%.
Đến năm 2025 đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn và tổ chức hoạt tập kỹ năng ứng dụng CNTT trên nền tảng học tập trực tuyến cho khoảng 500 cán bộ, chuyên gia của DN, hợp tác xã và khoảng 100.000 người lao động.
Từ năm 2025, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn và tổ chức học tập kỹ năng ứng dụng CNTT trên nền tảng học tập trực tuyến cho khoảng 3.000 cán bộ, chuyên gia của DN, hợp tác xã, lao động nông thôn. Và, tổ chức đào tạo, hướng dẫn về tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ kỹ năng ứng dụng CNTT cho khoảng 2.500.000 người lao động…
PV
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Bản tin Audio số 39 - Tuần 4 tháng 11/2024
Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày ...
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý ...
(Video) BHXH Việt Nam chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?