Toà án Nhân dân tối cao và Tổng LĐLĐ Việt Nam ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2023 – 2028
26/06/2023 09:30 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Vừa qua, tại Hà Nội, Toà án Nhân dân (TAND) Tối cao và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2023 - 2028.
Dự chủ trì Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình; Uỷ viên trung ương đảng, Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang.
Giai đoạn 2016 - 2022, công tác phối hợp giữa TLĐLĐ Việt Nam và TANDTC được lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp tục dành sự quan tâm bằng việc ban hành các văn bản quan trọng như Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 37- CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư.
Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” và một số chính sách, pháp luật được hoàn thiện, sửa đổi như Bộ luật Lao động, Bộ luật Tố tụng dân sự tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và hoạt động công đoàn.
Tổ chức công đoàn chuyển mạnh hoạt động về cơ sở, tập trung thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ, trong đó tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, tham gia tố tụng tại Tòa án được quan tâm, đầu tư nguồn lực.
Việc triển khai Chương trình phối hợp đã được thực hiện thống nhất từ Trung ương tới địa phương; các cấp Tòa án đã tích cực phối hợp, hướng dẫn tổ chức công đoàn tham gia giải quyết tranh chấp lao động (TCLĐ) tại Tòa án, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đại diện, bảo vệ quyền lợi của NLĐ của tổ chức Công đoàn.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cho biết việc chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công đoàn và người lao động là nhiệm vụ vô cùng quan trọng quyết định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn, và cũng là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức. Là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nói chung, người lao động, người sử dụng lao động nói riêng.
Hiện nay, Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Bảo hiểm xã hội… là những văn bản pháp lý quan trọng được áp dụng trong quá trình xử lý tranh chấp lao động giữa các chủ thể; khẳng định vai trò của tổ chức đại diện tập thể lao động trong quan hệ tố tụng lao động. Chánh án Nguyễn Hoà Bình rất hoan nghênh các đơn vị của TLĐLĐ Việt Nam và TANDTC thời gian qua đã chủ động, tích cực nghiên cứu, xây dựng Chương trình phối hợp giữa hai bên giai đoạn 2023-2028. Chương trình phối hợp này chính là kết quả của việc củng cố, tăng cường phối hợp giữa TANDTC và TLĐLĐ Việt Nam, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Song song với những thuận lợi đó cũng gặp những khó khăn như đại dịch Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tất cả các mặt của đời sống kinh tế, xã hội và hoạt động sinh kế của người dân. Nhiều doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh khó khăn, thu hẹp sản xuất, nhiều NLĐ bị mất việc làm, thiếu việc làm, giảm việc làm... dẫn đến TCLĐ có chiều hướng tăng trở lại.
Các quy định pháp luật và hướng dẫn quyền và trách nhiệm của công đoàn trong việc thực hiện quyền khởi kiện, tham gia tố tụng dân sự giải quyết TCLĐ còn ảnh hưởng đến hoạt động đại diện, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ của tổ chức Công đoàn.
Ông Nguyễn Đình Khang, Uỷ viên trung ương đảng, Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam phát biểu tại hội nghị
Ông Nguyễn Đình Khang, Uỷ viên trung ương đảng, Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam phát biểu tại hội nghị cho biết, nhìn chung việc thực hiện Chương trình phối hợp đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc của lãnh đạo Tổng Liên đoàn, Tòa án nhân tối cao và các cấp công đoàn, tòa án địa phương; công tác tổ chức, triển khai được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả; các hoạt động phối hợp đã bám sát và đạt kết quả theo Chương trình phối hợp đề ra; công tác phối hợp, trao đổi thông tin, hỗ trợ được triển khai ở nhiều cấp khác nhau. Thông qua việc thực hiện Chương trình phối hợp đã giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ công đoàn, tòa án các cấp trong việc đảm bảo thực thi quy định của pháp luật đối với NLĐ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; củng cố, nâng cao rõ rệt năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Tòa án và Liên đoàn lao động ngành, đặc biệt là cán bộ công đoàn trong công tác giải quyết TCLĐ tại Tòa án, giải quyết kịp thời các vụ án lao động, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, từ đó góp phần quan trọng trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của mỗi bên thời gian qua.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án Thường trực TANDTC và ông Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp giữa TANDTC và TLĐLĐ Việt Nam giai đoạn 2023-2028.
Hai đơn vị ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2023-2028
Các khó khăn, tồn tại hạn chế được xác định từ các nguyên nhân Khách quan như dịch bệnh Covid-19 bùng phát, số lượng người lao động ngày càng tăng cùng với việc vi phạm quy định pháp luật của người sử dụng lao động còn phổ biến dẫn đến số lượng các vụ việc TCLĐ phải giải quyết tại Tòa án tăng, gây quá tải cho hệ thống tòa án các cấp. Quy định của pháp luật về việc giải quyết TCLĐ tại Tòa án, giải quyết quyền lợi của của NLĐ tại các doanh nghiệp phá sản, chủ bỏ trốn còn vướng mắc. Nhận thức của một bộ phận NLĐ về pháp luật lao động, công đoàn, BHXH, BHYT, BHTN còn hạn chế, NLĐ chủ yếu quan tâm đến thu nhập, chưa quan tâm đến các quy định khác của pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mình.
Bên cạnh đó là các nguyên nhân chủ quan như một số nơi cấp ủy chưa thực sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động phối hợp. Đội ngũ cán bộ công đoàn còn thiếu về số lượng và hạn chế trình độ, kinh nghiệm, chưa có chuyên môn sâu. Các bộ phận chuyên môn, tham mưu giữa hai cơ quan chưa có sự kết nối, trao đổi thường xuyên.
Trong thời gian tới, cùng với việc hai cơ quan tiếp tục tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của từng bên; Đảng, Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp, Quốc hội đang xem xét sửa đổi Luật Công đoàn năm 2012; tình hình TCLĐ có xu hướng ngày càng gia tăng dẫn đến ngày càng nhiều vụ việc phải giải quyết bằng Tòa án; tổ chức Công đoàn Việt Nam đang triển khai thành lập Trung tâm tư vấn và Hỗ trợ người lao động, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có trình độ tương đương luật sư nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn quan hệ lao động và nhu cầu của đoàn viên, người lao động; vai trò ngày càng quan trọng của cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở trong việc tham gia hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết TCLĐ cá nhân, tập thể... Trong bối cảnh đó, trên cơ sở tiếp tục phát huy các hoạt động phối hợp triển khai có hiệu quả trong giai đoạn 2016 - 2020, Tòa án và Công đoàn cần quan tâm thực hiện và triển khai các giải pháp trọng tâm thời gian tới như sau:
Tiếp tục ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa TANDTC và TLĐLĐ Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028. Thiết lập cơ chế tham vấn, trao đổi thông tin giữa hai bên thông qua bộ phận thường trực cấp vụ; lãnh đạo TANDTC và Tổng Liên đoàn luân phiên chủ trì triển khai hoạt động phối hợp từng năm, theo trọng tâm hoạt động chung của hai cơ quan và của từng bên.
Phối hợp trong việc nghiên cứu, triển khai thực hiện đồng bộ Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 9 tháng 11 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và Chương trình hành động số 02/CTr-TLĐ ngày 20/7/2021 của Ban Chấp hành TLĐLĐ Việt Nam thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”. Tiếp tục nâng cao về chất công tác phối hợp tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, tòa án, đặc biệt là việc đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành; kiến nghị sửa đổi, bổ sung các luật khác để đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất; tiếp tục nghiên cứu, thảo luận việc đề xuất ban hành Luật Tố tụng Lao động.
Tăng cường phối hợp trong công tác đào tạo, tập huấn kỹ năng khởi kiện, tham gia tố tụng giải quyết TCLĐ tại Tòa án cho cán bộ công đoàn; bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân là cán bộ công đoàn; cử cán bộ có chuyên môn về luật tham gia khóa đào tạo kỹ năng nghề Luật sư tại các cơ sở đào tạo của hệ thống Tòa án để xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có trình độ, kỹ năng tham gia giải quyết TCLĐ tại Tòa án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Tòa án các cấp quan tâm, hỗ trợ, phối hợp với Công đoàn trong việc hướng dẫn thực hiện quy trình, thủ tục khởi kiện và quá trình tố tụng lao động tại Tòa án; đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án lao động, đảm bảo quyền lợi cho đoàn viên, NLĐ, góp phần hạn chế án quá hạn luật định.
Định kỳ 2,5 năm/lần tổ chức hội nghị toàn quốc hoặc diễn đàn chung giữa hai bên nhằm thảo luận, chia sẻ thông tin về lao động, công đoàn, giải quyết TCLĐ, dân sự, hành chính, phá sản liên quan đến quyền lợi của NLĐ tại Tòa án các cấp; định hướng hoạt động giữa ngành Tòa án và Công đoàn trong việc thực hiện Chương trình phối hợp và nhiệm vụ của từng bên; đề xuất các kiến nghị với Đảng, Nhà nước; xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Chỉ đạo Tòa án nhân dân và Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố ký kết Chương trình phối hợp; ký kết giữa Tòa án và Liên đoàn Lao động cấp huyện ở một số nơi có đông đoàn viên, người lao động, tình hình tranh chấp lao động phức tạp, phải giải quyết tại Tòa án.
Phối hợp kiến nghị với Chính phủ một số nội dung như đánh giá thực trạng, nghiên cứu và ban hành văn bản hướng dẫn giải quyết quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản hoặc có chủ bỏ trốn; Xây dựng quy trình giải quyết nhanh tài sản của doanh nghiệp có chủ bỏ trốn để tránh tình trạng tài sản bị xuống cấp, giảm giá trị dẫn đến quyền lợi của NLĐ không được đảm bảo. Xây dựng quy định về các biện pháp cưỡng chế, chế tài đối với doanh nghiệp không chấp hành quyết định kết luận của cơ quan thanh tra lao động, thanh tra BHXH về các TCLĐ trong trường hợp doanh nghiệp nợ lương, nợ BHXH của NLĐ; Chỉ đạo Bộ Công an thực hiện nghiêm việc truy cứu trách nhiệm hình sự, khởi tố vụ án đối với doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN theo quy định.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình đề nghị sau lễ ký kết, các đơn vị có liên quan nghiêm túc, khẩn trương triển khai thực hiện Chương trình phối hợp đúng chất lượng và nội dung đặt ra. Đồng thời tin tưởng rằng, việc triển khai thực hiện Chương trình phối hợp trong thực tiễn sẽ có tác động tích cực bảo đảm thông tin trao đổi thường xuyên, định kỳ giữa hai bên, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tổ chức công đoàn trong thủ tục tố tụng tại Tòa án.
PV
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Người dùng đã có thể đăng nhập Cổng Dịch vụ công BHXH Việt ...
Bản tin Audio số 39 - Tuần 4 tháng 11/2024
Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày ...
BHXH tỉnh Phú Thọ: Tăng cường các giải pháp thực hiện công ...
Tiếp nhận và bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?