Người lao động có thể nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh khác
13/05/2024 08:45 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Sau khi nghỉ việc nhưng lại muốn làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp ở một tỉnh khác thì có được không? - đây là thắc mắc của rất nhiều người lao động.
Ảnh minh hoạ, nguồn Internet
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm, trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp để được xem xét, giải quyết.
Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ gồm: Sổ bảo hiểm xã hội; Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
Ví dụ, người Lao động làm việc tại tỉnh Thanh Hóa vẫn có thể làm thủ tục để nhận bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh khác như: Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh...bằng cách nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tiếp tại Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc tỉnh đó.
Nếu người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc tỉnh Thanh Hóa, theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ, Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ thì người lao động phải hưởng ít nhất 1 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Sau đó có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh khác thì làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu và gửi Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Phương Chi
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tăng hạng, xếp thứ 2 về Chỉ số phục vụ người ...
Đổi mới thông tin khoa học và ứng dụng kết quả thực hiện ...
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ cải cách thủ tục ...
Nâng cao nghiệp vụ lưu trữ ngành BHXH Việt Nam
Ban hành danh mục mã loại giấy tờ, thủ tục hành chính thuộc ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?