Tránh các hành vi trục lợi khi khám chữa bệnh BHYT cho trẻ dưới 14 tuổi
09/03/2023 09:47 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Theo PGS-TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, việc sử dụng thông báo định danh cá nhân để khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ dưới 14 tuổi trên địa bàn thành phố còn gặp khó khăn vì chưa có căn cứ để xác định đúng là trẻ do chưa có hình ảnh kèm theo trong thông báo định danh cá nhân và hình ảnh lưu trữ trong nguồn dữ liệu KCB BHYT, khó tránh các hành vi trục lợi…
Sở Y tế đã thành lập Tổ công tác thực hiện Đề án 06, nhằm triển khai các hoạt động trọng tâm mà ngành y tế được giao, như: “Làm sạch” dữ liệu tiêm vaccine; KCB BHYT bằng sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử (CCCD).
Ảnh minh họa (nguồn: Internet)
Tại TP Hồ Chí Minh, tính đến ngày 31/1/2023, 100% các cơ sở KCB BHYT đã triển khai tiếp nhận thông tin KCB BHYT bằng thẻ CCCD. Theo số liệu thống kế số lượt KCB trong tháng 2/2023 của Sở Y tế, tỷ lệ người dân sử dụng thẻ CCCD khi đến KCB BHYT là 14%, tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ chung của cả nước (so với cả nước là 4,36% ở thời điểm tháng 11/2022). Trong số người dân dùng thẻ CCCD để đăng ký KCB BHYT có tỷ lệ tra cứu dữ liệu thành công là 93% (so với cả nước là 61,33% ở thời điểm tháng 11/2022).
Tuy nhiên, chỉ tiêu phấn đấu mà Bộ Y tế đặt ra là tỷ lệ người dân dùng thẻ CCCD để đăng ký KCB BHYT là 20% vào cuối năm 2022. Sở Y tế thành phố đã yêu cầu các cơ sở KCB BHYT tiếp tục quan tâm và trang bị các đầu đọc QR code và đầu đọc chip gắn trên thẻ CCCD. Đồng thời Sở Y tế kiến nghị Bộ Y tế, BHXH Việt Nam và Bộ Công an sớm hoàn thiện việc liên thông dữ liệu giữa nguồn dữ liệu dân cư và nguồn dữ liệu KCB BHYT. Điều này có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo niềm tin cho người dân khi sử dụng thẻ CCCD để KCB BHYT, giảm thiểu tối đa việc phải quay về nhà để lấy thẻ BHYT do không tra cứu được thông tin qua thẻ CCCD.
Về phía cơ quan BHXH TP Hồ Chí Minh cũng đã triển khai đến các cơ sở KCB thực hiện KCB BHYT bằng CCCD thay thế thẻ BHYT giấy. Người bệnh chỉ cần xuất trình CCCD cho nhân viên y tế để họ quét mã QR code kiểm tra thông tin và làm thủ tục KCB theo đúng quy trình và không cần đem thẻ BHYT giấy vẫn được giải quyết hưởng quyền lợi BHYT.
Việc này có nhiều thuận lợi, giúp cơ sở y tế xác định được bệnh sử của người bệnh, không phát sinh bất kỳ thủ tục giấy tờ, thời gian thực hiện thủ tục KCB được tiết giảm tối đa. Đặc biệt là chấm dứt tình trạng mượn thẻ BHYT đi KCB để trục lợi Quỹ BHYT.
Tính đến tháng 2/2023 thành phố có 406 cơ sở KCB đã sử dụng CCCD trong KCB, số lượng công dân sử dụng CCCD trong KCB lên tới hơn 2,4 triệu người.
Tuy nhiên, người dân vẫn xuất trình thẻ BHYT và CCCD khi đi KCB; còn số ít người dân chưa sử dụng CCCD vì đang trong quá trình tích hợp, xác thực các thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Thành phố còn hơn 56.000 dữ liệu học sinh cần xác thực thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư… PGS-TS Tăng Chí Thượng cho rằng việc sử dụng thông báo định danh cá nhân để KCB BHYT cho trẻ dưới 14 tuổi còn gặp khó khăn do trẻ dưới 14 tuổi chưa được cấp CCCD nên khó tránh các hành vi trục lợi.
Cơ quan Công an, bệnh viện, nhà trường đã làm việc và thống nhất cách thức thực hiện, cơ quan Công an sẽ cấp thông báo định danh cá nhân cho trẻ dưới 14 tuổi. Trẻ chỉ đưa ra khi đăng ký KCB BHYT, nhân viên tiếp nhận sẽ thực hiện việc quét mã như quét mã CCCD là thực hiện xong việc đăng ký KCB BHYT.
PV
Chi tiết >>
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
Triển khai Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh ...
Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và phương ...
BHXH các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung quyết tâm hoàn ...
Bản tin Audio số 45 - Tuần 1 tháng 1/2025
BHXH TP Hà Nội đẩy mạnh 5 nhóm tiện ích trong cải cách thủ ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?