Hướng dẫn mới của Bộ Y tế về chăm sóc trẻ em mắc Covid-19 tại nhà
04/03/2022 10:15 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Ngày 03/3/2022, Bộ Y tế đã có Quyết định 528/QĐ-BYT ban hành Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc Covid-19.
Theo đó, Bộ Y tế hướng dẫn theo dõi sức khỏe trẻ mắc Covid-19 tại nhà như sau:
Đối với trẻ dưới 5 tuổi
Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), bú/ăn, đo thân nhiệt ít nhất 02 lần/ngày, màu sắc da, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa.
Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng bất thường. Khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh:
- Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật.
- Sốt cao liên tục >39 độ C và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt + chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48h.
- Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi: Trẻ < 02 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút; Trẻ từ 02 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút; Trẻ từ 12 tháng đến < 05 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút.
- Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn...
- Dấu hiệu mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít...
- Tím tái.
- SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2).
- Nôn mọi thứ.
- Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được.
- Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng...
- Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.
Ảnh minh hoạ - nguồn internet
Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên
Theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), đo thân nhiệt ít nhất 02 lần/ngày, màu sắc da, niêm mạc, ăn uống, đau ngực, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mất khứu giác, thính giác.
- Cảm giác khó thở.
- Ho thành cơn không dứt.
- Không ăn/uống được.
- Sốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờ.
- Đau tức ngực.
- Tiêu chảy.
- Trẻ mệt, không chịu chơi.
- Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 05 đến dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút.
- Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn...
Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu. Các gia đình có trẻ em mắc Covid-19 chăm sóc tại nhà cần có điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế để liên lạc, xử trí khi có tình trạng cấp cứu.
PV
Chi tiết >>
10 kết quả nổi bật ngành BHXH Việt Nam năm 2024
Video: BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị giao ban ...
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
BHXH Việt Nam ban hành Quyết định về mẫu thông báo kết quả ...
Công tác thanh tra kiểm tra ngành BHXH Việt Nam: Đảm bảo ...
Khối Thi đua số V: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi ...
Bản tin Audio số 47 - Tuần 3 tháng 1/2025
Tiếp nối Chương trình “Không để ai bị bỏ lại phía sau – ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?