Người lao động khi nhận lương từ tháng 1/2021 sẽ có thêm nhiều quyền lợi
18/01/2021 03:44 PM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Kể từ kỳ nhận lương tháng 01/2021, người lao động sẽ có thêm nhiều quyền lợi theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet)
Theo đó, tại Khoản 3 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) yêu cầu:
Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Như vậy, kể từ kỳ trả lương tháng 01/2021, người lao động sẽ được nhận bảng kê chi tiết từ bộ phận kế toán của doanh nghiệp, trong đó thể hiện rõ số tiền lương người lao động được nhận, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm thêm ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Trước đây, chỉ một số ít doanh nghiệp thực hiện việc gửi bảng kê cho người lao động. Nay, với quy định rõ ràng từ Bộ luật Lao động 2019, mọi doanh nghiệp cần phải thực hiện điều này, đây cũng là quyền lợi mới của mọi người lao động, nhằm biết chính xác tiền lương của mình được trả và bị trừ như thế nào.
Được ủy quyền cho người khác nhận lương
Khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động đã bổ sung thêm một quyền lợi của người lao động khi nhận lương, cụ thể:
Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Trước đây, Bộ luật Lao động 2012 không có quy định này. Theo đó, kể từ kỳ nhận lương tháng 01/2021, nếu không thể trực tiếp nhận lương, người lao động hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác nhận lương. Do đó, trên thực tế sẽ phát sinh tình huống: "Lương của chồng có thể chuyển thẳng vào tài khoản của vợ".
Phí chuyển lương do người sử dụng lao động trả
Tương tự như quy định trước đây, Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định lương có thể được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 96 của Bộ luật quy định:
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
Trong khi trước đây, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về việc trả phí mở tài khoản và chuyển tiền thì từ ngày 01/01/2021, khoản phí này bắt buộc do người lao động trả.
Do đó, kể từ kỳ nhận lương tháng 01/2021, phí chuyển tiền lương qua tài khoản ngân hàng không hề bị trừ vào tiền lương của người lao động.
Theo khoản 2 Điều 97 của Bộ luật Lao động 2019, thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ. Do đó, lương hàng tháng của người lao động có thể được trả vào ngày cuối cùng trong tháng; có thể là ngày mùng 05, mùng 10 tháng sau..., tùy từng doanh nghiệp.
PV
Chi tiết >>
BHXH Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao ...
Các ca khúc đạt giải Đặc biệt, giải A và giải B ...
BHXH Việt Nam tổ chức hội nghị Giao ban trực ...
Bắc Giang sớm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về BHXH, ...
Diễn tập ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin khu vực ...
Người dùng đã có thể đăng nhập Cổng Dịch vụ công BHXH Việt ...
Bản tin Audio số 39 - Tuần 4 tháng 11/2024
Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày ...
Bạn có thể cho biết ý kiến về thông tin cung cấp trên Cổng thông tin của BHXH Việt Nam?
Bạn có hài lòng với nội dung thông tin cung cấp trên Cổng thông tin BHXH Việt Nam?